Đề xuất cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tiếp công dân tại cơ quan, không hẹn gặp ngoài giờ làm việc, tại nhà riêng?
- Đề xuất cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tiếp công dân tại cơ quan, không hẹn gặp ngoài giờ làm việc, tại nhà riêng?
- Đề xuất chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại nơi cư trú như thế nào?
- Đề xuất chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại nơi công cộng như thế nào?
- Yêu cầu về trang phục của cán bộ, công chức, viên chức theo Đề án Văn hóa công vụ là gì?
Đề xuất cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tiếp công dân tại cơ quan, không hẹn gặp ngoài giờ làm việc, tại nhà riêng?
Căn cứ tại Điều 9 Quy tắc ban hành kèm theo Dự thảo Nghị định Bộ quy tắc Đạo đức công vụ đề xuất chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức với tổ chức, công dân như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, đúng mực; ngôn ngữ giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, văn minh, không chửi thề, không nói tiếng lóng, quát, dọa nạt; không có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, gây căng thẳng, bức xúc, gợi ý nhằm trục lợi cá nhân.
- Tận tình giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về quy trình, thủ tục và những thắc mắc, vướng mắc của công dân và tổ chức liên quan đến giải quyết công việc; khiêm tốn, tiếp thu các ý kiến góp ý của công dân và tổ chức; ưu tiên giải quyết công việc đối với người già, yếu, người khuyết tật, đau ốm, phụ nữ mang thai.
- Tôn trọng, có tinh thần hợp tác, có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ trong công tác, bảo đảm chất lượng, tiến độ; ứng xử có văn hoá, tôn trọng danh dự, uy tín của cơ quan, tổ chức, công dân có quan hệ công tác.
- Chỉ được tiếp công dân và tổ chức tại cơ quan, không hẹn gặp, không tiếp công dân và tổ chức bên ngoài cơ quan, không tiếp công dân và tổ chức tại nhà.
Như vậy, theo đề xuất trên thì cán bộ, công chức, viên chức sẽ chỉ được tiếp công dân và các tổ chức tại cơ quan làm việc mà không được hẹn gặp riêng, không tiếp công dân, tổ chức tại nhà.
Đề xuất cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tiếp công dân tại cơ quan, không hẹn gặp ngoài giờ làm việc, tại nhà riêng? (Hình từ Internet)
Đề xuất chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại nơi cư trú như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Quy tắc ban hành kèm theo Dự thảo Nghị định Bộ quy tắc Đạo đức công vụ đề đề xuất chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại nơi cư trú như sau:
Tại nơi cư trú của mình, cán bộ, công chức, viên chức cần phải ứng xử như sau:
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia sinh hoạt và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ ở nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức đảng và nhân dân; gần gũi, đoàn kết, giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đến nhân dân.
Tích cực phối hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội khác.
- Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của cơ quan, tổ chức, công dân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức tại nơi cư trú.
Đề xuất chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại nơi công cộng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Quy tắc ban hành kèm theo Dự thảo Nghị định Bộ quy tắc Đạo đức công vụ đề xuất chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại nơi công cộng như sau:
- Gương mẫu chấp hành nội quy, quy tắc nơi công cộng, các chuẩn mực đạo đức được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện.
- Không có lời nói, cử chỉ, hành động gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến hình ảnh cán bộ, công chức, viên chức.
- Ứng xử văn minh, thân thiện, giữ trật tự, vệ sinh công cộng; giữ gìn, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên “Xanh - Sạch - Đẹp”.
- Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật; không được lợi dụng chức danh của mình để vụ lợi khi tham gia các hoạt động xã hội; không được tiếp tay hoặc bao che cho hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức.
Yêu cầu về trang phục của cán bộ, công chức, viên chức theo Đề án Văn hóa công vụ là gì?
Căn cứ tại điểm d khoản 4 Điều 1 Quyết định 1847/QĐ-TTg năm 2018 quy định yêu cầu đối với trang phục của cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù trang phục của ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Đối với những ngành có trang phục riêng thì phải thực hiện theo quy định của ngành.
Xem toàn bộ Dự thảo Nghị định Bộ quy tắc Đạo đức công vụ: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?