Đề xuất chính sách về hưu trước tuổi và cách tính trợ cấp khi tinh giản biên chế thực hiện như thế nào?

Đề xuất chính sách nghỉ hưu trước tuổi? Cách tính trợ cấp khi tinh giản biên chế như thế nào?-Hồng Ngọc (Kiên Giang)

Đề xuất đối tượng tinh giản biên chế gồm những ai?

Theo đề xuất tại Điều 4 Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế

Tải, đối tượng được tinh giản biên chế bao gồm:

(1) Cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện cơ chế tự chủ;

- Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

- Công chức, viên chức chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

- Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

- Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

- Trong thời gian bị kỷ luật thuộc một trong các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

(2) Những người đã là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, d, đ khoản 1 Điều 4 Dự thảo này.;

(3) Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp đó.

Đề xuất chính sách về hưu trước tuổi và cách tính trợ cấp khi tinh giản biên chế thực hiện như thế nào?

Đề xuất chính sách về hưu trước tuổi và cách tính trợ cấp khi tinh giản biên chế thực hiện như thế nào?(Hình ảnh từ Internet)

Đề xuất chính sách về hưu trước tuổi như thế nào theo Dự thảo?

Chính sách về hưu trước tuổi được đề xuất tại Điều 6 Dự thảo Nghị định tinh giản biên chế Tải như sau:

Chính sách về hưu trước tuổi
1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 4 Nghị định này có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 135/2020/NĐ-CP) và có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP .
c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ là 1/2 năm thì được trợ cấp là 1/4 tháng tiền lương.
2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 4 Nghị định này (trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã) có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng b ảo hiểm xã hội trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP .
.........

Như vậy,những đối tượng theo quy định trên, nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ đề xuất được hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo Dự thảo.

Trợ cấp tinh giản biên chế sẽ được tính như thế nào theo Dự thảo?

Cũng theo Điều 11 Dự thảo Nghị định tinh giản biên chế Tải, trợ cấp tinh giản biên chế được đề xuất cách tính như sau:

(1) Tháng lương quy định tại Nghị định này được tính bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh hoặc chức danh nghề nghiệp; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.

(2) Tháng lương hiện hưởng là tháng lương của tháng liền kề trước khi tinh giản biên chế.

(3) Tháng tiền lương để tính các chế độ trợ cấp quy định Nghị định này được tính bình quân lương tháng của năm năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản biên chế. Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 05 năm (chưa đủ 60 tháng) công tác có đóng bảo hiểm xã hội, thì được tính bình quân lương tháng của toàn bộ thời gian công tác.

(4) Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh của đối tượng; trường hợp trong hồ sơ của đối tượng không ghi rõ ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh của đối tượng.

(5) Thời gian để tính trợ cấp quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định này là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ. Nếu thời gian tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: dưới 03 tháng thì không tính; từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.

(6)Thời gian để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có số tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: dưới 03 tháng thì không tính; từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng được trợ cấp 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính là 01 năm.

Tinh giản biên chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ có đương nhiên bị tinh giản biên chế không?
Pháp luật
Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại thì phải có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Thời gian CBCCVC cấp huyện và cấp xã dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính nghỉ là khi nào?
Pháp luật
Đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ NSNN được trợ cấp 03 tháng tiền lương?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế của bộ, ngành, địa phương mới nhất? Tinh giản biên chế theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Đối tượng chưa tinh giản biên chế? Định hướng sắp xếp với CBCCVC không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính?
Pháp luật
Cán bộ công chức viên chức dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính sẽ được điều động, luân chuyển hay tinh giản biên chế?
Pháp luật
Viên chức đang mang thai có thực hiện tinh giản biên chế không? Khi thực hiện tinh giản biên chế cần chú ý tuân theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?
Pháp luật
Mẫu báo cáo cải cách tiền lương tiết kiệm từ việc tinh giản biên chế theo Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định tiền lương tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế? 03 đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tinh giản biên chế
4,258 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tinh giản biên chế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tinh giản biên chế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào