Đề xuất chọn hòa giải viên và tổ chức hòa giải giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh?
- Quy định về hòa giải trong tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh như thế nào?
- Đề xuất chọn hòa giải viên và tổ chức hòa giải giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh?
- Đề xuất thực hiện và công nhận hòa giải thành trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh?
Quy định về hòa giải trong tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh như thế nào?
Hòa giải là 1 trong 4 phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có quyền thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện việc hòa giải.
Trình tự, thủ tục hòa giải thực hiện theo quy định của pháp luật hòa giải thương mại và các pháp luật khác có liên quan. (đề xuất tại khoản 2 Điều 60 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)).
Không được hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng (khoản 2 Điều 30 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010).
Khi hòa giải giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 34 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 bao gồm:
- Bảo đảm khách quan, trung thực, thiện chí, không được ép buộc, lừa dối.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải, các bên tham gia hòa giải phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến việc hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Đề xuất chọn hòa giải viên và tổ chức hòa giải giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh? (Hình ảnh từ Internet)
Đề xuất chọn hòa giải viên và tổ chức hòa giải giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh?
Quy định tại Điều 35 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ được thành lập tổ chức hòa giải để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Đề xuất tại Điều 62 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), sửa đổi bổ sung về tổ chức hòa giải như sau:
- Tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh gồm:
+ Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Tổ chức hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật hòa giải thương mại;
+ Tổ chức khác có chức năng hòa giải theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức hòa giải theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này có trách nhiệm công nhận, công bố Danh sách hòa giải viên đủ điều kiện theo quy định của Luật này và chỉ định các hòa giải viên tham gia thực hiện việc hòa giải theo yêu cầu của các bên.
- Tổ chức hòa giải thương mại có trách nhiệm công bố Danh sách hòa giải viên thương mại và chỉ định các hòa giải viên tham gia thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại.
Hòa giải viên hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được đề xuất Điều 63 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), gồm:
- Hòa giải viên thương mại theo quy định của pháp luật hòa giải thương mại.
- Hòa giải viên thuộc các tổ chức quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 62 Dự thảo này là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực;
+ Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực được đào tạo;
+ Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích không được làm Hòa giải viên.
Đề xuất thực hiện và công nhận hòa giải thành trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh?
Khi đạt được kết quả hòa giải thành, các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải phải có các nội dung chính theo đề xuất tại Điều 64 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sau đây:
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải;
- Các bên tham gia hòa giải;
- Nội dung hoà giải;
- Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải;
- Ý kiến của các bên tham gia hòa giải;
- Kết quả hòa giải và giải pháp thực hiện;
- Thời hạn thực hiện kết quả hòa giải thành;
- Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Văn bản về kết quả hòa giải phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hòa giải và chữ ký xác nhận của tổ chức, cá nhân tiến hành hoà giải.
Việc thực hiện và công nhận kết quả hòa giải thành được đề xuất tại Điều 65 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), cụ thể:
- Các bên có trách nhiệm thực hiện kết quả hòa giải thành trong thời hạn đã thỏa thuận trong văn bản về kết quả hòa giải.
- Một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành.
- Việc yêu cầu và công nhận kết quả hòa giải thành thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?