Đề xuất điều kiện thành lập, sáp nhập, đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực tài chính cụ thể như thế nào?

Cho tôi hỏi: Đề xuất điều kiện thành lập, sáp nhập đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực tài chính cụ thể như thế nào? Câu hỏi của anh Quốc đến từ Phú Yên.

Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính dựa vào tiêu chí nào?

Căn cứ tại Điều 4 Dự thảo 1 Thông tư quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính quy định tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như sau:

- Tiêu chí 1: Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ, gồm có:

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về giá

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng kiểm định, thử nghiệm chất lượng hàng dự trữ quốc gia, kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị phục vụ công tác nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng mua sắm tài sản, phương tiện làm việc theo phương thức tập trung.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng nghiên cứu, đào tạo và tổ chức thi cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc bảo hiểm.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng khác thuộc phạm vi quản lý trong lĩnh vực tài chính được cấp có thẩm quyền giao.

- Tiêu chí 2: Phân loại theo thẩm quyền thành lập, gồm có:

+ Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Chính phủ.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Tiêu chí 3: Phân loại theo mức độ tự chủ:

+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Đề xuất điều kiện thành lập, sáp nhập, đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực tài chính cụ thể như thế nào?

Đề xuất điều kiện thành lập, sáp nhập đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực tài chính cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện thành lập, duy trì đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?

Căn cứ tại Điều 5 Dự thảo Thông tư quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính quy định điều kiện thành lập, duy trì đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như sau:

- Tiếp tục duy trì các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, Thông tư 04/2022/TT-BTC và tự đảm bảo từ 30% trở lên chi thường xuyên hoặc có 30% số lượng người làm việc trở lên được hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp (trừ trường hợp đơn vị chỉ cung cấp dịch vụ công cơ bản, thiết yếu).

- Chỉ thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, Thông tư 04/2022/TT-BTC.

- Ngoài các điều kiện chung trên, việc thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính còn phải đáp ứng điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

Điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được đề xuất thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Dự thảo Thông tư quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính quy định điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như sau:

- Việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được thực hiện khi cơ quan, tổ chức có đơn vị sự nghiệp công lập khác phù hợp về chức năng, nhiệm vụ với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tài chính để sáp nhập, hợp nhất và đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tài chính đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Hai năm liên tiếp hoạt động không hiệu quả theo đánh giá củacơ quan có thẩm quyền hoặc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Không đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.

+ Không đảm bảo mức độ tự chủ từ 30% trở lên chi thường xuyên hoặc có 30% số lượng người làm việc trở lên được hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Dự thảo này (đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập trước ngày Dự thảo này được thông qua và có hiệu lực) hoặc không còn khả năng đảm bảo mức độ tự chủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 120/2020/NĐ-CP (đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập sau ngày Dự thảo này được thông qua và có hiệu lực).

- Việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị;

Trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sáp nhập, hợp nhất được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính: Tại đây.

Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?
Pháp luật
Thẩm quyền thanh lý xe ô tô trong đơn vị sự nghiệp công lập là của ai? Hồ sơ đề nghị thanh lý gồm các giấy tờ gì?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn hình thức thuê đất có phải được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đúng không?
Pháp luật
Đã có Thông tư 11 2024 hướng dẫn xếp loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ LĐTB và XH áp dụng từ ngày 15 12 2024?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có phải báo cáo tình hình thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần hàng quý không?
Pháp luật
Giá cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được xác định như thế nào và chi phí hợp lý cho việc thuê tài sản công gồm những chi phí nào?
Pháp luật
Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Số lượng cấp phó đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định là bao nhiêu người?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thuê máy siêu âm để phục vụ hoạt động tại đơn vị sự nghiệp công lập cần chuẩn bị các giấy tờ gì?
Pháp luật
Xin chủ trương của cấp thẩm quyền cho các mua sắm mang tính chất hoạt động thường xuyên của đơn vị như hóa chất, vật tư, y tế quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị sự nghiệp công lập
1,350 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị sự nghiệp công lập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị sự nghiệp công lập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào