Đề xuất đối tượng được phép thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật Việt Nam? Quy định về thuê mua nhà ở xã hội như thế nào?
Quy định về nhà ở xã hội hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014:
Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.
Theo như quy định hiện nay, thì có thể hiểu nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước dành cho những đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định.
Đề xuất đối tượng được phép thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật Việt Nam? Quy định về thuê mua nhà ở xã hội? (Hình ảnh từ Internet)
Đối tượng nào được thuê mua nhà ở xã hội theo đề xuất mới?
Ở Việt Nam hiện nay có 10 nhóm đối tượng được liệt kê được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội. Tuy nhiên theo đề xuất mới nhất thì sẽ có đến 11 nhóm đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo Điều 88 Dự thảo 2 sửa đổi Luật Nhà ở Tải. Trong đó, nhóm đối tượng được thuê mua nhà ở xã hội là các chủ thể thuộc nhóm 1, 4, 5, 7, 8 và 10 Điều 88 Dự thảo sửa đổi Luật Nhà ở theo khoản 1 Điều 89 Dự thảo 2 sửa đổi Luật Nhà ở Tải.
Như vậy, nhóm đối tượng được thuê mua nhà ở xã hội gồm có:
(1) Người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
(2) Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
(3) Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế;
(4) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
(5) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
(6) Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
(7) Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Đề xuất quy định cho thuê mua nhà ở xã hội là như thế nào?
Căn cứ Điều 101 Dự thảo 2 sửa đổi Luật Nhà ở đã đề xuất phương án cho thuê mua nhà ở xã hội như sau:
Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội (sửa đổi, bổ sung Điều 62 và đưa một số điều của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP lên)
Phương án 1:
1. Việc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội phải đúng quy định của Luật này; mỗi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật này chỉ mua hoặc thuê mua một nhà ở xã hội. Trường hợp thuê thì mỗi thời điểm chỉ được thuê 1 căn.
2. Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm.
3. Thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.
4. Bên mua, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê mua, thuê nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.
5. Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
6. Sau thời hạn 05 năm theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội có nhu cầu thì được bán lại nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật này; giá bán do các bên thỏa thuận. Việc xác định đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định tại Điều 88 của Luật này. Bên bán không phải nộp tiền sử dụng đất và thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư mà thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật thuế.
Phương án 2:
1. Việc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội phải đúng quy định của Luật này; mỗi đối tượng quy định tại Điều 88 của Luật này chỉ mua hoặc thuê mua một nhà ở xã hội. Trường hợp thuê thì mỗi thời điểm chỉ được thuê 1 căn.
2. Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật này; giá bán do các bên thỏa thuận. Việc xác định đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định tại Điều 88 của Luật này. Bên bán không phải nộp tiền sử dụng đất và thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu đề xuất trên được chấp thuận thì các đối tượng có nhu cầu thuê mua nhà ở xã hội cần phải đáp ứng nguyên tắc trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?