Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay là những ai?

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay là những ai? Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào? Câu hỏi của anh Bình đến từ Huế.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay là ai?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy đinh đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

(1) Đối tượng NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu NLĐ là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:

- NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

- NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.

(2) Đối tượng NSDLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay là những ai? Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay là những ai? Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Điều 31 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

(1) Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; dân quân thường trực;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; (Đối tượng đề xuất bổ sung)

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

- Người lao động quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có mức tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất quy định tại điểm e khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Đối tượng đề xuất bổ sung)

- Chủ hộ kinh doanh (Đối tượng đề xuất bổ sung)

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương. (Đối tượng đề xuất bổ sung)

(2) Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi:

- Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam trừ trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp hoặc đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 169 Bộ luật Lao động hoặc thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia có quy định khác. (Đối tượng đề xuất bổ sung)

(3) Người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

- Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân và tổ chức cơ yếu;

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Đề xuất mọi trường hợp phá thai đều được hưởng chế độ thai sản?

Nội dung này được đề xuất tại Điều 57 Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi, khi đình chỉ thai nghén (phá thai) thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc được quy định như sau:

- Tối đa 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.

- Tối đa 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.

- Tối đa 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 22 tuần tuổi.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong trường hợp lao động nữ phá thai nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, khi nội dung này được Quốc hội thông qua sẽ giúp lao động nữ phá thai (trong trường hợp mang thai ngoài ý muốn) được hưởng chế độ thai sản với mục đích bảo vệ sức khỏe lao động nữ sau khi phá thai.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện hành:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xếp lương khi đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Pháp luật
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa thay đổi thế nào sau khi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở?
Pháp luật
Phụ cấp hàng tháng đối với Trưởng Ban công tác mặt trận cấp xã theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Bị bệnh lao phổi nặng có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không? Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính như thế nào?
Pháp luật
Thỏa thuận với công ty không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có bị phạt không? Mức phạt quy định là bao nhiêu?
Pháp luật
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017: Bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định về đối tượng, mức đóng và phương thức đóng như thế nào?
Pháp luật
Các trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 theo quy định pháp luật mà người lao động cần biết?
Pháp luật
Thử việc 02 tháng không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có được công ty trả thêm tiền vào tiền lương không?
Pháp luật
Khi nghỉ việc để trông con ốm đau, người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên mới nhất? Chú ý quan trọng khi viết đơn xin thực tập là gì?
Pháp luật
Có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi người lao động đang bị tạm giam và người lao động bị cấm đi khỏi nơi cư trú hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
1,238 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội bắt buộc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào