Đề xuất mở tài khoản cho cơ quan bảo hiểm xã hội để phản ánh các khoản thu, chi theo quy định?
Hệ thống tổ chức của bảo hiểm xã hội như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 89/2020/NĐ-CP, hệ thống bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Hệ thống tổ chức
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có:
1. Ở trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
4. Không tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đóng trên địa bàn.
Theo đó, hệ thống Bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Bảo hiểm xã hội các cấp (tỉnh, huyện);
Lưu ý: Không tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đóng trên địa bàn.
Đề xuất mở tài khoản cho cơ quan bảo hiểm xã hội để phản ánh các khoản thu, chi theo quy định? (Hình ảnh từ Internet)
Đề xuất quy định về mở tài khoản cho cơ quan bảo hiểm xã hội?
Cơ quan bảo hiểm xã hội được mở tài khoản theo đề xuất tại khoản 1 Điều 3 Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế Tải:
Mở tài khoản
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp và các đơn vị được giao dự toán thu, chi theo quy định tại Quyết định này được mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phản ánh các khoản thu, chi như sau:
a) Bảo hiểm xã hội Việt Nam mở tài khoản thanh toán tổng hợp để phản ánh các khoản thu, chi theo quy định;
b) Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện và Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân mở tài khoản chuyên thu để phản ánh các khoản thu các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và mở tài khoản chi để phản ánh các khoản chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Tiền lãi phát sinh trên các tài khoản này được chuyển về tài khoản thanh toán tổng hợp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để sử dụng theo quy định của pháp luật về đầu tư từ qũy bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế;
c) Cơ quan bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân, cơ quan, tổ chức thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan đến quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ bảo hiểm thất nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng thương mại để phản ánh các khoản thu, chi về chi phí quản lý (không bao gồm chi đầu tư phát triển) và các quỹ của đơn vị. Tiền lãi phát sinh trên tài khoản này được sử dụng bổ sung nguồn chi phí quản lý và các quỹ của đơn vị;
d) Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi đầu tư phát triển của đơn vị (nếu có).
Theo đó, các cơ quan bảo hiểm sẽ được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phản ánh các khoản thu, chi.
Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam khi mở tài khoản là gì?
Đề xuất tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 3 Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế Tải:
Mở tài khoản
...
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm lựa chọn các ngân hàng thương mại để mở tài khoản tiền gừi trên cơ sở danh sách ngân hàng thương mại đuợc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thời điểm gần hất; báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội quyết định để làm cơ sở cho các cơ quan, đon vị nêu tại Khoản 1 Điều này thực hiện.
3. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xâ hội Việt Nam quyết định số lượng tài khoản, nơi mở tài khoản và quy định việc quản lý, sử dụng tài khoản theo quy đinh tại khoản 1 và khoàn 2 Điều này đối với cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân quyết định số lượng tài khoản, nơi mở tài khoản theo quy định tại điểm b, c khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định nơi mở tài khoản theo quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với đon vị thuộc phạm vi quản lý.
6. Tổ chức dịch vụ chi trả được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyển chi trả chế độ bảo hểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mở tài khoản thanh toản tại ngân hàng thương mại sau khi thống nhất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để chi trả chế độ bảo đảm đúng người hưởng, đầy đủ và kịp thời.
Theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chọn ngân hàng để mở tài khỏan trên cơ sở danh sách ngân hàng thương mại đuợc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thời điểm gần nhất.
Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội quyết định để làm cơ sở cho các cơ quan, đon vị nêu tại khoản 1 Điều 3 Dự thảo này thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?