Đề xuất mua bán điện trực tiếp không thông qua EVN? Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế mua bán điện trực tiếp?
Đề xuất mua bán điện trực tiếp không thông qua EVN?
Bộ Công thương vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn, trong đó có phương án có thể qua đường dây riêng, không do EVN quản lý.
Theo đó, Bộ Công Thương đưa ra 2 phương án mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Phương án 1: Mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây riêng do tư nhân đầu tư.
Với trường hợp này, đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn khi mua bán điện không bị giới hạn về các điều kiện như công suất, sản lượng, cấp điện áp đấu nối, mục đích sử dụng điện...
Đơn vị phát điện có trách nhiệm thực hiện việc đầu tư xây dựng dự án điện phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực; phải thực hiện quy định về cấp phép hoạt động điện lực.
Đơn vị phát điện và khách hàng có trách nhiệm thực hiện các quy định về mua bán điện, giá bán điện theo quy định. Giá bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện lớn được thực hiện theo quy định tại Quyết định 1062/QĐ-BCT năm 2023 với giá bán lẻ điện bình quân 1.920,37 đồng/kWh) và các Thông tư của Bộ Công Thương.
Phương án 2: Mua bán điện thông qua hệ thống lưới điện quốc gia giữa đơn vị phát điện khách hàng.
Theo đó, bên phát điện và bên mua điện vẫn phải thông qua đơn vị bán lẻ điện (hiện là EVN độc quyền), tức là người mua và người bán không giao dịch trực tiếp với nhau như phương án 1.
Trường hợp này cũng sẽ kèm theo nhiều điều kiện với người mua và người bán, theo đó để được mua bán điện, đơn vị phát điện phải sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời phải đấu nối vào hệ thống điện quốc gia và có công suất đặt từ 10MW trở lên.
Khách hàng sử dụng điện lớn phải là các tổ chức, cá nhân đang mua điện phục vụ cho mục đích sản xuất từ cấp điện áp từ 22kV trở lên.
Do tính cấp thiết cần có cơ chế, Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đề xuất mua bán điện trực tiếp không thông qua EVN? Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế mua bán điện trực tiếp? (Hình từ internet)
Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế mua bán điện trực tiếp?
Căn cứ tại Mục 5 Chương I Nghị quyết 97/NQ-CP năm 2023, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế phát triển điện mặt trời mái tự sản tự tiêu như sau:
- Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng, đa dạng các hình thức mua hàng, khuyến mại; thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bảo đảm cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng; duy trì và củng cố các thị trường truyền thống, hỗ trợ, khắc phục thiếu đơn hàng xuất khẩu. Triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, thúc đẩy đàm phán các FTA mới.
- Kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, bảo đảm cung ứng điện ổn định, liên tục, phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân, nhất là trong mùa cao điểm nắng nóng.
Khẩn trương hoàn thành xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 7 năm 2023.
Sớm hoàn thiện cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế phát triển điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu, thí điểm giao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phát triển điện gió ngoài khơi, phương án xử lý, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến địa điểm quy hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời yêu cầu Bộ Công thương phải chủ động nắm chắc tình hình, thực hiện các biện pháp để bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.
- Tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, trình Chính phủ trước 15/7/2023.
- Khẩn trương hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định về phương án xử lý đối với dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam trong tháng 7/2023.
Chủ thể ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 19/2014/TT-BCT có quy định như sau:
Chủ thể ký hợp đồng
Chủ thể ký Hợp đồng là người có đủ năng lực hành vi dân sự có tên trong giấy tờ sử dụng để đăng ký mua điện được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
Theo đó, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 8 Nghị định 104/2022/NĐ-CP) thì Chủ thể ký Hợp đồng là bên mua điện phải đáp ứng các điều kiện sau
- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật,
- Có đề nghị mua điện
- Và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?