Đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường, nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Công Thương cụ thể như thế nào?
Đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công Thương cụ thể như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Dự thảo Thông tư quy định về quản lý, thực hiện các nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương đề xuất các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cụ thể:
Các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhằm tổ chức và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Thứ nhất, xây dựng và đề xuất các chính sách của ngành Công Thương nhằm triển khai và thực hiện các chương trình, dự án, đề án, cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền giao cho Bộ Công Thương chủ trì.
- Thứ hai, xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường ngành Công Thương; Xây dựng báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương; Công tác kiểm tra việc thực hiện văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Công Thương.
- Thứ ba, xây dựng và ban hành tài liệu, sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải, kiểm toán chất thải, quản lý môi trường, ứng phó sự cố môi trường, thực hiện các nội dung về kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
- Thứ tư, tực hiện chương trình đánh giá chất lượng môi trường, điều tra đánh giá tác động của các nguồn thải, xây dựng các giải pháp quản lý môi trường tại các trung tâm năng lượng, cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
- Thứ năm, điều tra, khảo sát, đánh giá, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do rò rỉ, phát tán hóa chất độc trong lĩnh vực công nghiệp.
- Thứ sáu, điều tra, khảo sát, đánh giá, phân loại chất thải và xây dựng chính sách, quy định, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về tái sử dụng, tái chế và sử dụng chất thải làm nguyên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
- Thứ bảy, điều tra, khảo sát, đánh giá các chất POP sử dụng trong các ngành công nghiệp; kiểm kê phát thải UPOP từ các ngành công nghiệp; áp dụng các biện pháp giảm thiểu, thay thế và giảm phát thải, tái sử dụng, tái chế chất thải, bảo vệ môi trường đối với chất POP và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất POP.
- Thứ tám, truyền thông, tập huấn, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; quảng bá, thông tin về các công nghệ thân thiện môi trường, thị trường sản phẩm, hàng hóa môi trường.
- Thứ chín, hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định; vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường (nếu có) và các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
- Cuối cùng, thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do các cấp có thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Công Thương giao (nếu có).
Đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường, nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Công Thương cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Đề xuất nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Công Thương cụ thể như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Dự thảo Thông tư quy định về quản lý, thực hiện các nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương đề xuất các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Công Thương cụ thể như sau:
Các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm tổ thức và thực hiện các quy định của pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Thứ nhất, xây dựng và đề xuất các chính sách triển khai các chương trình, dự án, đề án, cơ chế, chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền giao cho Bộ Công Thương chủ trì thực hiện.
- Thứ hai, điều tra, khảo sát, thống kê số liệu hoạt động, kiểm kê phát thải khí nhà kính, đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính cấp ngành và cơ sở, cập nhật, lập danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính.
+ Xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
+ Xây dựng, cập nhật hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính quốc gia trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương.
- Thứ ba, xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp ngành, lĩnh vực và cơ sở; xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực, ngành; xây dựng báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực, ngành do Bộ Công Thương quản lý.
- Thứ tư, xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương; xây dựng báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Công Thương và công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
- Thứ năm, xây dựng, cập nhật, sửa đổi và ban hành tài liệu, sổ tay hướng dẫn kiểm kê phát thải khí nhà kính, hướng dẫn hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm tra kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hướng dẫn tham gia thị trường tín chỉ các bon trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
- Thứ sáu, truyền thông, tập huấn, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu; thông tin về các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phát thải khí nhà kính thấp, giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.
- Thứ bảy, hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thường trực ứng phó với biến đổi khí hậu được cấp có thẩm quyền quyết định; vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu (nếu có) và các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
- Thứ tám, thực hiện các nhiệm vụ khác do các cấp có thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Công Thương giao (nếu có).
Nguyên tắc bảo vệ môi trường như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường như sau:
- Thứ nhất, bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
- Thứ hai, bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
- Thứ ba, bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
- Thứ tư, hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
- Thứ năm, bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Thứ sáu, cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Thứ bảy, hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Tải Dự thảo Thông tư quy định về quản lý, thực hiện các nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?