Đề xuất quy định liên quan đến sổ kế toán trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp như thế nào?
Đề xuất các loại sổ kế toán cụ thể là những loại nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp đề xuất các loại sổ kế toán cụ thể gồm có:
- Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Tuỳ theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu sổ kế toán.
- Mẫu sổ kế toán tổng hợp:
+ Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Trường hợp cần thiết có thể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian với việc phân loại, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh theo nội dung kinh tế. Số liệu trên Sổ Nhật ký phản ánh tổng số các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một kỳ kế toán.
+ Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán). Trên Sổ Cái có thể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế. Số liệu trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động của đơn vị.
- Mẫu sổ, thẻ kế toán chi tiết:
+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà Sổ Cái chưa phản ánh chi tiết.
Số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin cụ thể phục vụ cho việc quản lý trong đơn vị kế toán và việc tính, lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán.
+ Căn cứ vào yêu cầu quản lý và yêu cầu hạch toán của từng đối tượng kế toán riêng biệt, đơn vị được phép bổ sung thêm các thông tin trên sổ, thẻ kế toán chi tiết để phục vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và yêu cầu quản lý khác. Ngoài ra đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý.
+ Thông tin số liệu hạch toán chi tiết phải đảm bảo khớp đúng với số liệu hạch toán tổng hợp.
Đề xuất quy định liên quan đến sổ kế toán trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Đề xuất quy định liên quan đến mở sổ kế toán như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 6 Dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp đề xuất quy định liên quan đến mở sổ kế toán như sau:
*Nguyên tắc mở sổ kế toán
- Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của đơn vị kế toán, đơn vị hạch toán phụ thuộc. Sổ kế toán được mở đầu năm tài chính, ngân sách mới để chuyển số dư từ sổ kế toán năm cũ chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh thuộc năm mới từ ngày 01/01 của năm tài chính, ngân sách mới.
- Đối với số liệu trên các sổ kế toán tài khoản ngoài bảng theo dõi tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp trong nước; kinh phí viện trợ, vay nợ nước ngoài theo dự án sau ngày 31/12 được giữ nguyên thông tin số liệu thuộc năm trước để tiếp tục theo dõi, điều chỉnh số liệu trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định.
Các phát sinh mới thuộc niên độ năm sau được mở sổ để ghi chép, hạch toán kế toán riêng phù hợp với niên độ ngân sách theo quy định.
*Trường hợp mở sổ kế toán trên phương tiện điện tử:
- Đơn vị sử dụng phần mềm kế toán để lập sổ kế toán ghi chép, hạch toán phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định tại Thông tư này, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức việc hạch toán, ghi sổ kế toán theo quy định tại Thông tư này.
- Các thông tin, dữ liệu về sổ kế toán trên hệ thống phải đảm bảo các yếu tố của sổ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định tại Thông tư này.
*Trường hợp mở sổ kế toán bằng tay (thủ công):
Đơn vị kế toán, đơn vị hạch toán phụ thuộc phải hoàn thiện thủ tục pháp lý của sổ kế toán như sau:
- Đối với sổ kế toán đóng thành quyển:
+ Ngoài bìa (góc trên bên trái) phải ghi tên đơn vị kế toán, giữa bìa ghi tên sổ, ngày, tháng năm lập sổ, ngày, tháng, năm khoá sổ, họ tên và chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán và thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu; ngày, tháng, năm kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao sổ cho người khác.
+ Các trang sổ kế toán phải đánh số trang từ trang một (01) đến hết trang số cuối cùng, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
+ Sổ kế toán sau khi làm đầy đủ các thủ tục trên mới được coi là hợp pháp.
- Đối với sổ tờ rời:
+ Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên đơn vị, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên của người giữ sổ và ghi sổ kế toán.
+ Các sổ tờ rời trước khi sử dụng phải được Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào Sổ đăng ký sử dụng thẻ tờ rời.
+ Các sổ tờ rời phải sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo an toàn và dễ tìm.
Đề xuất quy định về ghi sổ kế toán cụ thể như thế nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 6 Dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp đề xuất quy định về ghi sổ kế toán cụ thể như sau:
- Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán, mọi số liệu ghi trên sổ kế toán phải có chứng từ kế toán chứng minh; nội dung ghi sổ phải chính xác, trung thực, phản ánh đúng nghiệp vụ phát sinh ghi trên chứng từ kế toán, bút toán hạch toán kế toán phải phù hợp với nội dung nghiệp vụ;
Số liệu trình bày trên sổ kế toán phải đảm bảo rõ ràng, liên tục, thông tin được hiển thị đầy đủ, có hệ thống; không được viết tắt, không được bỏ cách dòng.
- Việc ghi sổ kế toán phải thực hiện theo trình tự ghi chép, đảm bảo đầy đủ các mẫu sổ kế toán và thông tin tối thiểu cần phải có trên từng mẫu sổ kế toán theo quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
- Trường hợp ghi sổ kế toán thủ công, phải dùng mực không phai, không dùng mực đỏ, bút chì để ghi sổ kế toán. Khi ghi hết trang sổ phải cộng số liệu của từng trang để mang số cộng trang trước sang đầu trang kế tiếp, không được ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới.
Nếu không ghi hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi, không tẩy xoá, cấm dùng chất hoá học để sửa chữa thông tin đã ghi sổ kế toán.
Sổ kế toán phải có những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 24 Luật Kế toán 2015 quy định sổ kế toán phải có những nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm ghi sổ.
- Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán.
- Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?