Đề xuất quy định về quản lý cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông của doanh nghiệp viễn thông?
Quy định về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Viễn thông 2009 (khoản 6 Điều này bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 116 Luật Cạnh tranh 2018) về cạnh trang trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:
Cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh.
2. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh;
b) Sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác;
...
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực viễn thông cần tuân thủ các quy định về cạnh tranh trên.
Đề xuất quy định về quản lý cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông của doanh nghiệp? (Hình ảnh từ Internet)
Đề xuất quy định về quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông?
Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông được đề xuất tại Điều 21 Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) như sau:
(1) Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường có sức mạnh thị trường đáng kể nếu:
- Nắm giữ phương tiện thiết yếu có giá trị và khó thay thế có thể tạo ra rào cản đáng kể cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường và/hoặc đáp ứng một hoặc tất cả các tiêu chí được xác định theo quy định tại khoản b và c Điều này;
- Có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường viễn thông quan trong Nhà nước cần quản lý cạnh tranh; và/hoặc
- Có các tiêu chí được xác định theo quy định tại Điều 26 Luật Cạnh tranh 2018.
(2) Chính phủ quy định nguyên tắc/ tiêu chí xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng mà Nhà nước cần quản lý cạnh tranh.
Theo từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng mà Nhà nước cần quản lý cạnh tranh; quy định và tổ chức thực hiện biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
(3) Ngoài các trách nhiệm quy định tại Điều 20 Dự thảo này, doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường khi cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức bán buôn có trách nhiệm:
- Cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức bán buôn thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông quan trọng Nhà nước cần quản lý cạnh tranh cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng mạng viễn thông hoặc mua lưu lượng viễn thông để bán lại dịch vụ;
- Thực hiện hạch toán chi phí, xác định giá thành đối với các dịch vụ viễn thông doanh nghiệp cung cấp nằm trong Danh mục dịch vụ viễn thông quan trọng Nhà nước cần quản lý cạnh tranh;
- Không cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức bán buôn với giá cước thấp hơn giá thành bán buôn;
- Xây dựng, ban hành thỏa thuận mẫu cung cấp dịch vụ viễn thông để áp dụng thống nhất và gửi thỏa thuận mẫu này tới Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
- Báo cáo Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông mức giá chuyển giao nội bộ giữa bộ phận bán buôn và bán lẻ của doanh nghiệp khi định giá và điều chỉnh về giá.
(4) Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường khi cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức bán lẻ có trách nhiệm:
- Công khai, minh bạch thông tin giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
- Thực hiện hạch toán chi phí, xác định giá thành đối với các dịch vụ viễn thông doanh nghiệp cung cấp nằm trong Danh mục dịch vụ viễn thông quan trọng Nhà nước cần quản lý cạnh tranh;
- Thực hiện kê khai giá cước/ thực hiện các nguyên tắc quản lý giá dịch vụ viễn thông theo hình thức bán lẻ với/của Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông khi định giá và điều chỉnh giá.
(5) Chính phủ quy định chi tiết về các nghĩa vụ mà các doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường khi cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức bán buôn, bán lẻ cần phải thực hiện.
Hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông được đề xuất như thế nào?
Đề xuất tại Điều 22 Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) về các hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông, cụ thể:
(1) Doanh nghiệp viễn thông không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh.
(2) Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh;
- Cung cấp hạ tầng, dịch vụ với mức giá quá cao gây trở ngại cho các doanh nghiệp bán lẻ trong việc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác;
- Sử dụng thông tin thu được từ doanh nghiệp viễn thông khác vào mục đích cạnh tranh không lành mạnh;
- Không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu và thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ viễn thông.
(3) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Bộ Công thương quy định cụ thể các hành vi hạn chế cạnh tranh và xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?