Đề xuất số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực kế hoạch, đầu tư như thế nào?
Đề xuất số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực kế hoạch, đầu tư như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Dự thảo Thông tư hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê đề xuất số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng quản lý như sau:
- Hội đồng quản lý có từ 05 đến 11 thành viên tùy thuộc vào đặc thù của từng đơn vị, trong đó có:
+ Chủ tịch Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý (Thư ký Hội đồng quản lý, các thành viên Hội đồng quản lý; tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý).
+ Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm.
- Cơ cấu thành viên của Hội đồng quản lý:
+ Chủ tịch Hội đồng quản lý là đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập (đại diện của Bộ đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ;
Đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu công nghiệp, Khu kinh tế) hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) do người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Đại diện cơ quản lý cấp trên và cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý là đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập) hoặc đại diện lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý là đại diện cơ quan quản lý cấp trên, cấp trên trực tiếp).
+ Thư ký Hội đồng quản lý.
+ Đại diện cấp ủy đảng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, lãnh đạo các phòng, ban trực thuộc (nếu có). Trường hợp không có tổ chức trực thuộc thì cử đại diện viên chức của đơn vị sự nghiệp tham gia Hội đồng quản lý.
+ Đại diện của các tổ chức có lợi ích liên quan (nếu có).
- Số lượng, cơ cấu, thành phần cụ thể của thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Đề xuất số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực kế hoạch, đầu tư? (Hình từ Internet)
Đề xuất nguyên tắc làm việc, chế độ hoạt động và các mối quan hệ công tác của Hội đồng quản lý ra sao?
Căn cứ tại Điều 11 Dự thảo Thông tư hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê đề xuất nguyên tắc làm việc, chế độ hoạt động và các mối quan hệ công tác của Hội đồng quản lý như sau:
- Thứ nhất, Hội đồng quản lý hoạt động theo Quy chế hoạt động được cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý phê duyệt.
- Thứ hai, Hội đồng quản lý thực hiện nguyên tắc thảo luận tập thể, dân chủ, công khai, biểu quyết và quyết định theo đa số trừ trường hợp Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý quy định tỷ lệ biểu quyết cao hơn; quyết định của Hội đồng quản lý được thể hiện bằng hình thức Nghị quyết.
+ Nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên theo danh sách của Hội đồng quản lý đồng ý. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì sẽ quyết định theo bên có phiếu của Chủ tịch Hội đồng quản lý. Các cuộc họp phải ghi thành biên bản, có ý kiến và chữ ký của các thành viên dự họp.
+ Trong trường hợp không tổ chức cuộc họp thì phải lấy ý kiến bằng văn bản của tất cả các thành viên Hội đồng quản lý để thống nhất quyết nghị. Chủ tịch Hội đồng quản lý ký ban hành nghị quyết, gửi đến các thành viên Hội đồng quản lý và cơ quan quản lý cấp trên chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp.
- Thứ ba, đại diện của cơ quan quản lý cấp trên, cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập trong Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
+ Thành viên Hội đồng quản lý là công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị khác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; các thành viên Hội đồng quản lý là viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập có thể làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm và được xác định trong Đề án thành lập Hội đồng quản lý.
+ Mức thù lao, phụ cấp của các thành viên Hội đồng quản lý được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thứ tư, Hội đồng quản lý tổ chức họp theo yêu cầu công việc của Hội đồng quản lý và được xác định trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý. Hội đồng quản lý họp ít nhất 03 tháng một lần và họp bất thường khi có đề nghị bằng văn bản của trên 30% tổng số thành viên Hội đồng quản lý hoặc có đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý tham dự.
+ Định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu, Chủ tịch Hội đồng quản lý báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả và hiệu quả hoạt động của tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thứ năm, về việc ủy quyền điều hành Hội đồng quản lý.
+ Khi Chủ tịch Hội đồng quản lý không thể làm việc trong khoảng thời gian mà quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị đã quy định thì phải có trách nhiệm ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có) hoặc Thư ký Hội đồng quản lý đảm nhận thay trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản lý.
+ Văn bản ủy quyền phải được thông báo đến các thành viên Hội đồng quản lý, gửi cơ quan quản lý cấp trên và thông báo công khai trong đơn vị. Thời gian ủy quyền không quá 06 (sáu) tháng.
- Thứ sáu, Hội đồng quản lý được sử dụng con dấu và bộ máy tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập để triển khai công việc của Hội đồng quản lý.
- Thứ bảy, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên.
+ Hội đồng quản lý chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Hội đồng quản lý có trách nhiệm báo cáo các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập đối với cơ quan quản lý cấp trên.
+ Cơ quan quản lý cấp trên thông qua hoặc có ý kiến đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của Hội đồng quản lý.
- Thứ tám, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là đại diện theo pháp luật của đơn vị sự nghiệp công lập, quản lý điều hành hoạt động của đơn vị thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nghị quyết trước Hội đồng quản lý và trước pháp luật.
+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất báo cáo các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo yêu cầu của Hội đồng quản lý.
+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản lý.
Nội dung tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định nội dung tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập gồm có:
- Sự cần thiết và cơ sở pháp lý.
- Quá trình xây dựng đề án.
- Nội dung chính của đề án.
- Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và những vấn đề liên quan.
Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?