Đề xuất sửa đổi quy định về Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo hướng giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào giá xăng dầu?

Có phải sẽ sửa đổi quy định về Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo hướng giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào giá xăng dầu? - câu hỏi của anh Thọ tại Long An.

Việc trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 37 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) có quy định về Quỹ bình ổn giá xăng dầu như sau

- Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là Quỹ bình ổn giá); toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước.

- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá; hạch toán và theo dõi riêng Quỹ bình ổn giá bằng tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi chung là ngân hàng) theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc lựa chọn ngân hàng, quản lý và đảm bảo bảo toàn số dư Quỹ bình ổn giá.

Về việc trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, căn cứ khoản 2 Điều 37 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) có quy định như sau:

- Mức trích lập Quỹ bình ổn giá: là một yếu tố cấu thành giá cơ sở; là một khoản tiền cụ thể tính trên một lít, kg xăng, dầu thực tế tiêu thụ (đồng/lít, kg) theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương.

Trường hợp tại thời điểm điều hành giá xăng dầu nếu số dư Quỹ bình ổn giá lớn, Bộ Công Thương xem xét có phương án điều chỉnh giảm hoặc tạm dừng trích lập Quỹ bình ổn giá.

- Mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá: là một khoản tiền cụ thể tính trên một lít, kg xăng, dầu thực tế tiêu thụ (đồng/lít, kg) theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương, được xem xét điều hành linh hoạt trong các trường hợp giá cơ sở tăng cao hoặc việc tăng giá xăng, dầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chỉ được chi sử dụng Quỹ bình ổn giá theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương, không được sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu cho các mục đích khác.

- Bộ Công Thương căn cứ tình hình thực tế, số dư Quỹ bình ổn giá, diễn biến giá cơ sở xăng dầu tại thời điểm điều hành giá xăng dầu để quyết định mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá sau khi thống nhất về chủ trương với Bộ Tài chính.

- Số tiền trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá trong kỳ phải được đối trừ và nộp kịp thời vào tài khoản Quỹ bình ổn giá tại ngân hàng; số dư tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá được tính lãi suất theo mức lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng nơi thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mở tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá trong cùng thời kỳ.

Phần lãi phát sinh trên tài khoản số dư Quỹ bình ổn giá dương được hạch toán vào Quỹ bình ổn giá.

Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu sử dụng Quỹ bình ổn giá theo thông báo điều hành của Bộ Công Thương nhưng tại thời điểm đó số dư của tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá không còn (số dư tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá tại ngân hàng bằng không (0)), thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được vay vốn hoặc sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp để bù đắp cho phần chi sử dụng vượt Quỹ bình ổn giá (phần số dư Quỹ bình ổn giá âm).

+ Trường hợp thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu vay vốn ngân hàng để bù đắp cho phần chi sử dụng vượt Quỹ bình ổn giá, sẽ được tính lãi suất theo mức lãi suất thỏa thuận thấp nhất tại ngân hàng nơi thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu vay vốn.

+ Trường hợp thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp để bù đắp cho phần chi sử dụng vượt Quỹ bình ổn giá, sẽ được tính lãi suất tối đa bằng mức lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán thấp nhất của một (01) trong các ngân hàng nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá.

Đề xuất sửa đổi quy định về Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo hướng giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào giá xăng dầu?

Đề xuất sửa đổi quy định về Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo hướng giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào giá xăng dầu? (Hình từ Internet)

Mục đích của Quỹ bình ổn giá xăng dầu là gì?

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, toàn bộ nguồn trích lập, chỉ sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh cơ chế quản lý tập trung và không phát sinh tổ chức bộ máy, không có cơ chế tài chính riêng.

Theo ý kiến của Bộ Công Thương, do Quỹ bình ổn giá xăng dầu là công cụ linh hoạt duy nhất để Nhà nước có thể điều hành mức tăng giảm giá xăng dầu trong từng kỳ điều hành giá. Nếu bỏ Quỹ bình ổn giá sẽ đồng nghĩa với việc bỏ điều hành giá xăng dầu. Thời gian qua, Quỹ BOG xăng dầu đã được Liên Bộ Công Thương – Tài chính sử dụng nhất quán cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu theo đúng quy định của pháp luật.

Việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc tạo nên một “bước đệm” nhằm góp phần bình ổn giá (giữ ổn định hoặc giảm mức tăng) trong trường hợp cần thiết, linh hoạt trong việc bình ổn giá nhằm ổn định giá xăng dầu trong một thời kỳ hoặc không cho giá xăng dầu trong nước tăng quá mạnh, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và ổn định an sinh xã hội.

Đề xuất sửa đổi quy định về Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo hướng giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào giá xăng dầu?

Mới nhất, tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2013/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu (tại đây) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến có nội dung đề cập đến sửa đổi quy định về Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo hướng giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào giá xăng dầu.

Dựa trên nội dung tại tiểu mục 8 Mục V tờ trình dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2013/NĐ-CP (tại đây) thì Bộ Công Thương đã chỉ ra 3 phương án đối với nội dung về Quỹ bình ổn giá xăng dầu:

Phương án 1: Giữ nguyên quy định cũ

Phương án 2: Tiếp tục giữ công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để điều hành giá xăng dầu, tuy nhiên có sửa đổi theo hướng quy định nguyên tắc sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá cụ thể

Phương án 3: Bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Theo đó, trên cơ sở xem xét các ưu nhược điểm và sự thống nhất với đề xuất để sửa đổi phương thức điều hành giá xăng dầu, thì phương án 2 đã được lựa chọn đưa vào dự thảo Nghị định sửa đổi lần này, cụ thể:

Phương án 2: Tiếp tục giữ công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để điều hành giá xăng dầu, tuy nhiên có sửa đổi theo hướng quy định nguyên tắc sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá cụ thể (như đề xuất tại phương án 2, mục 1 nêu trên)

Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ can thiệp điều hành giá thông qua việc điều chỉnh mức trích lập, chi Quỹ bình ổn giá khi giá xăng dầu công bố kỳ này so với kỳ công bố giá liền trước có biến động tăng từ 10% trở lên hoặc giảm từ 7% trở lên. Phương án này để vừa bảo đảm Nhà nước có thể điều hành khi cần thiết nhưng giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào giá xăng dầu.

- Ưu điểm: Nhà nước vẫn có công cụ để điều hành giá xăng dầu khi cần thiết nhằm thực hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời có sự điều chỉnh theo hướng giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào giá xăng dầu trên thị trường, đưa mặt hàng xăng dầu dần vận hành theo thị trường.

- Nhược điểm: Các doanh nghiệp tiếp tục phải thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo chỉ đạo điều hành của Nhà nước giá xăng dầu tiếp tục có sự can thiệp của Nhà nước nên sẽ có những ý kiến thắc mắc, thậm chí không đồng thuận nhất định khi Nhà nước thực hiện việc điều hành giá chưa phù hợp với lợi ích của một số doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng (khi giá tăng không được tăng hết hoặc khi giá giảm không được giảm hết theo biến động của giá thế giới).

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giá xăng dầu hôm nay 8 11 2024: Giá xăng tăng trên 20.000 đồng/lít? Giá xăng dầu tăng đồng loạt bao nhiêu?
Pháp luật
Quỹ bình ổn giá xăng dầu được sử dụng trong trường hợp nào? Có thể ngừng sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu trước thời hạn?
Pháp luật
Giá xăng dầu ngày 22 8 2024: Giá xăng giảm 21.000 đồng/lít? Giá xăng dầu giảm đồng loạt bao nhiêu?
Pháp luật
Giá xăng dầu hôm nay 5 9 2024: Giá xăng giảm dưới 20.000 đồng/lít? Giá xăng dầu giảm đồng loạt bao nhiêu?
Pháp luật
Khi nào được chi quỹ bình ổn giá xăng dầu? Chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu không đúng quy định có bị xử phạt không?
Pháp luật
Quỹ bình ổn giá xăng dầu được mở tại đâu và ai chịu trách nhiệm quản lý số dư của Quỹ theo quy định?
Pháp luật
Quỹ bình ổn giá xăng dầu là gì? Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu khi đáp ứng được những điều kiện gì?
Pháp luật
Khi nào phải công bố công khai số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu trên phương tiện thông tin đại chúng?
Pháp luật
Quỹ bình ổn giá xăng dầu do tổ chức nào trích lập, hạch toán và theo dõi riêng theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đề xuất sửa đổi quy định về Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo hướng giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào giá xăng dầu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
1,013 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào