Đề xuất thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như thế nào?

Cho tôi hỏi: Đề xuất thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như thế nào? Câu hỏi của anh Trọng đến từ Lâm Đồng.

Đề xuất thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Dự thảo lần 2 Nghị quyết Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông như sau:

- Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện dự án đầu tư công độc lập để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư theo đồ án thiết kế đô thị riêng, đồ án quy hoạch đô thị vùng phụ cận các nhà ga thuộc tuyến đường sắt được cấp thẩm quyền phê duyệt dọc theo tuyến Đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), Đường sắt đô thị số 2 (Bến Thành - Tham Lương) theo quy định của pháp luật để thu hồi đất, chỉnh trang, phát triển đô thị, thực hiện tái định cư tại chỗ, tạo quỹ đất để đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển đô thị theo quy định.

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư, xây dựng đối với dự án Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại điểm a khoản này được thực hiện theo trình tự, thủ tục của dự án đầu tư công nhóm A theo tiêu chí quy định tại Luật Đầu tư công.

- Hội đồng nhân dân Thành phố được quyết định điều chỉnh mật độ xây dựng, chỉ tiêu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tăng không quá 1,5 lần so với quy chuẩn hiện hành.

Đề xuất thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như thế nào?

Đề xuất thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)

Đề xuất về các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) như thế nào?

Căn cứ tại khoản 8 Điều 4 Dự thảo lần 2 Nghị quyết Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất về các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) như sau:

- Thành phố được áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao, công nghiệp văn hóa, bảo tàng, di tích và di sản văn hóa theo quy định pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

- Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP trong lĩnh vực tại điểm a khoản 8 Điều 4 Dự thảo này không thấp hơn 100 tỷ, trừ loại hợp đồng O&M.

- Thành phố được áp dụng hợp đồng BOT đối với dự án Đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 từ ngã tư Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu và dự án Đường trên cao số 5.

- Thành phố được thực hiện dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giao thông theo phương thức xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, là hình thức hợp đồng được ký kết giữa Thành phố và nhà đầu tư để xây dựng công trình; sau khi xây dựng hoàn thành, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Thành phố và sẽ được Thành phố thanh toán bằng vốn ngân sách thành phố cho nhà đầu tư (theo thỏa thuận trong hợp đồng BT).

Đề xuất cho phép TP.HCM tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Dự thảo lần 2 Nghị quyết Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cho phép TP.HCM tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công như sau:

- Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định chủ trương đầu tư dự án tổng thể có quy mô dự án nhóm B thuộc lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, cấp thoát nước, xử lý rác thải theo quy định của pháp luật về đầu tư công, có quyền quyết định cho phép tách riêng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tổng thể.

Quyết định mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm đầu tư của dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng tại quyết định chủ trương đầu tư dự án tổng thể.

- Căn cứ chủ trương đầu tư dự án tổng thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định đầu tư, điều chỉnh dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng trong phạm vi mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm thực hiện dự án tổng thể.

+ Trường hợp điều chỉnh dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng phát sinh yếu tố phải điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tổng thể, Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tổng thể trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố điều chỉnh dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng.

+ Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tổng thể và điều chỉnh dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Quyết định đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm để thực hiện, đồng thời là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất.

- Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành danh mục các dự án đầu tư công thực hiện tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công quy định tại Điều 4 Dự thảo này.

Xem toàn bộ Dự thảo lần 2 Nghị quyết Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh: Tại đây.

Thành phố Hồ Chí Minh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại gì? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố?
Pháp luật
Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh ra sao?
Pháp luật
Trách nhiệm của UBND TPHCM trong thí điểm cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 98/2023/QH15 như thế nào?
Pháp luật
Đề xuất thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm những ai? Ủy ban nhân dân phường có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thành phố Hồ Chí Minh
924 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thành phố Hồ Chí Minh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào