Đề xuất thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng chịu thuế GTGT 5% cụ thể như thế nào?
Bộ Tài chính đề xuất 4 chính sách trong đề nghị xây dựng luật?
Căn cứ tại Tờ trình Về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi quy định như sau:
Bộ Tài chính đề xuất 4 chính sách trong đề nghị xây dựng luật bao gồm:
Chính sách 1: Mở rộng cơ sở thuế (thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng chịu thuế GTGT 5%).
Giải pháp thực hiện là nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT để thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT (chuyển một số hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế 5% hoặc 10%); nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều 8 Luật thuế GTGT để thu hẹp đối tượng chịu thuế 5% (chuyển một số dịch vụ sang đối tượng chịu thuế 10%).
Chính sách 2: Sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính.
Mục tiêu của chính sách này nhằm thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt và ngăn chặn gian lận trong việc khấu trừ, hoàn thuế GTGT, phòng chống rửa tiền, hạn chế gian lận để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Chính sách 3: Sửa đổi để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Giải pháp được Bộ Tài chính đưa ra là nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 5 và Điều 7 Luật thuế GTGT để sửa đổi, bổ sung một số quy định về đối tượng không chịu thuế và giá tính thuế để đồng bộ với quy định của các luật khác có liên quan (Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB); Luật trồng trọt; Luật chứng khoán).
Chính sách 4: Sửa đổi để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8 Luật thuế GTGT để sửa đổi, bổ sung quy định về thuế suất đối với dịch vụ xuất khẩu để tránh vướng mắc trong thực hiện; nghiên cứu áp dụng mức thuế suất phổ thông phù hợp.
Đề xuất thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng chịu thuế GTGT 5% cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT đối với các dịch vụ công đã được xã hội hóa?
Căn cứ tại Điều 5 Đề cương Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi quy định như sau:
Giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ đang thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như: phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập; dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng;... Bộ Tài chính giải thích cho vấn đề này như sau:
- Quá trình toàn cầu hoá và xã hội hoá đang diễn ra phổ biến và nhiều lĩnh vực dịch vụ công ích đang có xu hướng chuyển sang xã hội hóa ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều đã tham gia cung cấp các nhóm dịch vụ công nêu trên.
- Việc quy định các dịch vụ công đã được xã hội hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT cho thấy không còn phù hợp vì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT nên thuế GTGT đầu vào của số vốn đầu tư đưa vào kinh doanh dịch vụ sẽ không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào. Theo đó, để khắc phục bất cập này, cần thiết nghiên cứu, sửa đổi để thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT đối với các dịch vụ công đã được xã hội hóa.
Rà soát thu hẹp đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 5%?
Căn cứ tại Điều 8 Đề cương Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi quy định như sau:
Giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế GTGT ở mức thuế suất 5% thuộc các lĩnh vực đã được xã hội hóa mạnh mẽ để bình đẳng với ngành nghề, lĩnh vực thông thường khác như: hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;... Bộ Tài chính giải thích cho vấn đề này như sau:
- Về đối tượng chịu thuế 5%, Bộ Tài chính thông tin: Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế (số liệu thống kê của IMF), đa số các nước (47,6%) áp dụng thuế GTGT có biểu thuế suất gồm một mức (không tính mức thuế suất 0% cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu); 31,7% số nước áp dụng biểu thuế suất thuế GTGT với hai mức thuế suất và số còn lại là nhiều hơn hai mức. Phần lớn các nước châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN, chỉ áp dụng một mức thuế suất ngoài mức thuế suất 0%.
- Theo đó, để phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế và nhằm thực hiện mục tiêu tiến tới áp dụng một mức thuế suất thuế GTGT theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế, cần thiết rà soát để thu hẹp đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 5%.
- Luật thuế GTGT hiện hành quy định một số nhóm dịch vụ công (như hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;…) thuộc đối tượng chịu thuế 5% (ưu đãi hơn mức thuế suất phổ biến 10%). Tuy nhiên, các dịch vụ công này đã và đang tiếp tục được xã hội hóa mạnh mẽ. Theo đó, cần thiết nghiên cứu sửa đổi quy định áp dụng thuế suất ưu đãi 5% đối với các dịch vụ công đã được xã hội hóa.
Xem toàn bộ Tờ trình Về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi: Tại đây.
Xem toàn bộ Đề cương Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?