Đề xuất tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp chung đối với viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập?
- Viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập là ai?
- Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp hiện nay đối với viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập là gì?
- Đề xuất tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp chung đối với viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập như thế nào?
Viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập là ai?
Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập.
2. Thông tư này áp dụng đối với viên chức giảng dạy chương trình giáo dục trung học cơ sở, bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc (sau đây gọi chung là giáo viên trung học cơ sở) trong các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập (sau đây gọi chung là trường trung học cơ sở công lập) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Các trường trung học cơ sở tư thục có thể vận dụng quy định tại Thông tư này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên.
Như vậy, viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập bao gồm:
- Giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc (sau đây gọi chung là giáo viên trung học cơ sở) trong các trường gọi chung là trường trung học cơ sở công lập:
+ Trường trung học cơ sở;
+ Trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học cơ sở;
+ Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
+ Trường chuyên biệt công lập.
- Các cá nhân khác có liên quan.
Đề xuất tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp chung đối với viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập? (Hình ảnh từ Internet)
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp hiện nay đối với viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập là gì?
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 3 được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT:
Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32
...
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
a) Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học cơ sở;
b) Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;
c) Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
d) Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục.
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 2 được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT:
Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31
...
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở hạng III, giáo viên trung học cơ sở hạng II phải luôn luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 1 được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT:
Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30
...
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở hạng II, giáo viên trung học cơ sở hạng I phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo và vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo.
Như vậy, hiện nay, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập được quy định cụ thể theo từng hạng giáo viên riêng.
Đề xuất tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp chung đối với viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập như thế nào?
Đề xuất tại khoản 1 Điều 3 Dự thảo 2 Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập
1. Bổ sung Điều 2a sau Điều 2 quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như sau:
“Điều 2a. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học cơ sở;
2. Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;
3. Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
4. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của viên chức theo Luật Viên chức 2010 và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.”
Theo đó, đề xuất trên bổ sung tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp chung cho giáo viên trung học cơ sở tại các trường công lập theo nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?