Đề xuất trao quyền quyết định về số con mình sinh ra cho các cặp vợ chồng, cá nhân trong dự thảo Luật Dân số mới nhất ra sao?
Đề xuất trao quyền quyết định về số con mình sinh ra cho các cặp vợ chồng, cá nhân trong dự thảo Luật Dân số mới nhất ra sao?
Tại Điều 10 Đề cương dự thảo Luật Dân số tải quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con
1. Quyền của cặp vợ chồng, cá nhân (Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh; được cung cấp thông tin, tiếp cận, lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình).
2. Nghĩa vụ của cặp vợ chồng, cá nhân (Thực hiện chính sách, pháp luật về dân số; bảo đảm trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt; bình đẳng trong thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình).
3. Khuyến khích mỗi cặp vợ chồng và cá nhân tự nguyện thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về công tác dân số phù hợp với từng thời kỳ.
Có thể thấy, Đề cương dự thảo Luật Dân số đã đề xuất cặp vợ chồng, cá nhân tự quyền quyết định về số con mình sinh ra, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh; được cung cấp thông tin, tiếp cận, lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình.
So với trước đây, số con của cặp vợ chồng sẽ bị giới hạn tại Điều 10 Pháp lệnh dân số 2003 được sửa đổi bởi Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2008 quy định mỗi cặp vợ chồng, cá nhân chỉ "sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, quyền quyết định thời gian và khoảng cách sinh con".
Tuy nhiên, theo Dự thảo cặp vợ chồng, cá nhân cũng phải có nghĩa vụ thực hiện chính sách, pháp luật về dân số; bảo đảm trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt; bình đẳng trong thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
Khuyến khích mỗi cặp vợ chồng và cá nhân tự nguyện thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về công tác dân số phù hợp với từng thời kỳ.
Theo Bộ Y tế, việc trao quyền quyết định về số con mình sinh ra cho các bậc phụ huynh sẽ giúp đối phó với tình trạng mức sinh giảm xuống quá thấp, dẫn đến già hóa dân số và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, cũng như đảm bảo an ninh quốc gia.
Điều 10 Pháp lệnh dân số 2003 được sửa đổi bởi Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2008 quy định mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền: - Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; - Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp: + Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. + Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. + Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. + Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. + Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. + Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): (i) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); (ii) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. + Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. - Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản. |
Đề xuất trao quyền quyết định về số con mình sinh ra cho các cặp vợ chồng, cá nhân trong dự thảo Luật Dân số mới nhất ra sao? (Hình từ Internet)
Đề xuất quy định yêu cầu điều chỉnh mức sinh mới ra sao?
Tại Điều 8 Đề cương dự thảo Luật Dân số đã quy định yêu cầu điều chỉnh mức sinh như sau:
- Yêu cầu chung về điều chỉnh mức sinh (Thực hiện trên phạm vi toàn quốc, duy trì vững chắc mức sinh thay thế nhằm đạt quy mô dân số ở mức hợp lý, bảo đảm cơ cấu dân số phù hợp).
- Các yêu cầu cụ thể để điều chỉnh mức sinh (Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt; cung cấp thông tin, tiếp cận, lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, giữ vững quốc phòng, an ninh của từng địa phương và đất nước trong từng thời kỳ; bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người).
Đề xuất các biện pháp thực hiện điều chỉnh mức sinh mới ra sao?
Tại khoản 1 Điều 9 Đề cương dự thảo Luật Dân số đã đề xuất các biện pháp thực hiện điều chỉnh mức sinh gồm:
- Tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi của cặp vợ chồng, cá nhân, gia đình và xã hội trong việc thực hiện chính sách dân số; thực hiện các biện pháp điều chỉnh mức sinh;
- Xác định chỉ tiêu điều chỉnh mức sinh là chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Lồng ghép các nội dung về điều chỉnh mức sinh, kế hoạch hoá gia đình trong xây dựng, triển khai thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội;
- Xây dựng, thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp với từng vùng, đối tượng, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, từng tỉnh, thành phố;
- Phát triển dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận, sử dụng dịch vụ dân số công bằng, bình đẳng, không phân biệt giới tính, người đã kết hôn, người chưa kết hôn;
- Thực hiện chương trình tư vấn trước khi kết hôn;
- Cặp vợ chồng, cá nhân trong độ tuổi sinh đẻ, người muốn sinh con được tư vấn hướng dẫn phòng tránh vô sinh; thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị vô sinh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
- Đưa nội dung về điều chỉnh mức sinh vào hương ước, quy ước của thôn, ấp, bản, tổ dân phố trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất của thôn, ấp, bản, tổ dân phố;
- Cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và các gói dịch vụ dân số cơ bản phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội và đặc trưng văn hóa;
- Các biện pháp khác thực hiện điều chỉnh mức sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?