Đề xuất vợ chồng kiểm soát thu nhập của nhau sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 144/2021?
- Đề xuất vợ chồng kiểm soát thu nhập của nhau sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 144/2021?
- Đề xuất xử phạt dung túng, bao che cho người có hành vi bạo lực gia đình tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 144/2021 thế nào?
- Đề xuất xử phạt hành vi kỳ thị phân biệt đối xử về giới tính của thành viên trong gia đình đến 10 triệu đồng tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 144/2021?
Đề xuất vợ chồng kiểm soát thu nhập của nhau sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 144/2021?
Bộ Tư pháp mới đây đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị định.
Tải về dự thảo Nghị định
Theo đó, tại khoản 44 Điều 1 dự thảo Nghị định đã đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi bạo lực kinh tế, trong đó có đề cập đến hành vi kiểm soát thu nhập, tài sản của thành viên gia đình như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
(1) Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
(2) Hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
(3) Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
(4) Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống;
(5) Cưỡng ép thành viên gia đình đóng góp tài chính quá khả năng của họ;
(6) Kiểm soát thu nhập, tài sản của thành viên gia đình nhằm tạo tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác.
Bên cạnh đó, tại dự thảo Nghị định cũng đề xuất về những biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp vi phạm như sau:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi (2), trừ trường hợp tài sản không thể khôi phục được tình trạng ban đầu;
- Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tài sản có được do chiếm giữ trái phép đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật cho chủ sở hữu hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm (1), (5) và (6) nêu trên.
Từ đề xuất xử phạt hành vi bạo lực kinh tế nêu trên, có thể thấy, trường hợp dự thảo Nghị định được thông qua thì người nào có hành vi kiểm soát thu nhập, tài sản của thành viên gia đình nhằm tạo tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác thì có thể bị xử phạt lên đến 30 triệu đồng.
Cạnh đó, người này còn bị buộc phải trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tài sản có được do chiếm giữ trái phép đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật cho chủ sở hữu hợp pháp đối với hành vi vi phạm.
Đề xuất vợ chồng kiểm soát thu nhập của nhau sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 144/2021? (Hình từ internet)
Đề xuất xử phạt dung túng, bao che cho người có hành vi bạo lực gia đình tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 144/2021 thế nào?
Cụ thể, tại khoản 47 Điều 1 dự thảo Nghị định đã đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 62 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với những vi phạm về ngăn chặn, báo tin, tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn.
+ Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
+ Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.
+ Dung túng, bao che cho người có hành vi bạo lực gia đình.
+ Không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
+ Không thực hiện công việc phục vụ cộng đồng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
+ Không bố trí nhân sự trực Tổng đài 24 giờ tất cả các ngày để tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
+ Không thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ, quy trình, quy định tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài.
Đề xuất xử phạt hành vi kỳ thị phân biệt đối xử về giới tính của thành viên trong gia đình đến 10 triệu đồng tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 144/2021?
Tại khoản 43 dự thảo Nghị định đã đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý và bạo lực tình dục trong hôn nhân gia đình như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân hoặc có các quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
+ Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
+ Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh;
+ Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới tính, năng lực của thành viên gia đình.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Cưỡng ép thành viên gia đình phải chứng kiến bạo lực đối với người, con vật,
+ Cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Cưỡng ép thành viên gia đình trình diễn hành vi khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
+ Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình;
+ Cô lập, giam cầm thành viên gia đình.
+ Cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác để quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, người vi phạm còn buộc xin lỗi công khai khi người bị bạo lực gia đình có yêu cầu đối với hành vi nêu trên.
Theo đó, trường hợp dự thảo Nghị định được thông qua thì người nào có hành vi kỳ thị phân biệt đối xử về giới tính của thành viên trong gia đình đến 10 triệu đồng, đồng thời phải xin lỗi công khai nếu được người bị bạo lực yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?