Đến năm 2030, Việt Nam nghiên cứu và làm chủ công nghệ lượng tử, công nghệ terahertz ứng dụng trong truyền thông?
Định hướng ứng dụng các công nghệ tiên tiến, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông?
Căn cứ Quyết định 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 quy định định hướng ứng dụng các công nghệ tiên tiến, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông như sau:
- Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông, tập trung vào các công nghệ điện toán đám mây, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, thực tế ảo, cùng với xây dựng và hình thành các cơ sở dữ liệu lớn để làm nòng cốt thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, chính phủ số, xã hội số, tạo ra những sản phẩm, thiết bị và các tiện ích thông minh ứng dụng trong sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, quản lý xã hội và đời sống. Nghiên cứu làm chủ lĩnh vực an toàn thông tin, an ninh mạng để bảo đảm an ninh, chủ quyền quốc gia, lợi ích của các tổ chức và người dân, ngăn chặn hiệu quả các cuộc tấn công trên không gian mạng.
- Chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực làm chủ, hấp thụ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiến tới sáng tạo, tự chủ công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị cho mạng viễn thông, mạng di động, thiết bị đầu cuối 5G và thế hệ sau 5G.
- Nghiên cứu và làm chủ công nghệ lượng tử, công nghệ terahertz.
Như vậy, trong tương lai có thể công nghệ lượng tử, công nghệ terahertz sẽ trở nên phổ biến và là xu thế sẽ trở thành phát triển chung của thế giới.
Nghiên cứu và làm chủ công nghệ lượng tử, công nghệ terahertz trong Chiến lược phát triển Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đến năm 2030
Định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học?
Tại Quyết định 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 Thủ tướng Chính phủ đã đề ra định hướng phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học như sau:
- Trong chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán và điều trị bệnh, chú trọng nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen, tế bào gốc để chữa trị các loại bệnh hiểm nghèo; nghiên cứu sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, vắc-xin, thuốc điều trị kịp thời phòng, chống dịch bệnh mới nổi, tái nổi phát sinh ở người; nghiên cứu, phát triển nguồn thảo dược, sản xuất các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo quy định về an toàn thực phẩm.
- Trong nông nghiệp, tập trung vào công nghệ sinh học để tạo các giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái, biến đổi khí hậu ở Việt Nam; công nghệ sinh học giúp kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản; sản xuất vắc-xin, dược phẩm, thuốc thú y, sinh phẩm chẩn đoán, các chế phẩm sinh học phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, thuốc sinh học phòng trừ sâu, bệnh, chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất phân bón chức năng, phân bón hữu cơ vi sinh.
- Trong công nghiệp chế biến, tập trung vào nghiên cứu chế tạo các chế phẩm sinh học phục vụ chế biến thực phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa; làm chủ quy trình công nghệ, chế tạo được các thiết bị đồng bộ trong công nghiệp sinh học.
- Trong bảo vệ môi trường, tập trung vào tận thu, tái chế phụ phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học; bảo tồn, lưu giữ và khai thác hợp lý nguồn gen quý hiếm; bảo vệ đa dạng sinh học.
Định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng?
Theo Quyết định 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 Thủ tướng Chính phủ định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng như sau:
Nghiên cứu ứng dụng, làm chủ các công nghệ năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghệ tích trữ năng lượng tiên tiến, pin nhiên liệu. Phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến khai thác than hầm lò, công nghệ khai thác dầu, khí khu vực nước sâu, xa bờ ngoài biển, công nghệ nhiệt điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
- Nghiên cứu và ứng dụng năng lượng nguyên tử, công nghệ hạt nhân và bức xạ trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; các giải pháp bảo đảm an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân, đặc biệt là trong y tế, nông nghiệp, công nghiệp và môi trường.
Trong bối cảnh các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ thì việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ năng lượng tái tạo là một điều tất yếu giúp đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ?
Theo Quyết định 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 Thủ tướng Chính phủ định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ như sau:
- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm một số lĩnh vực công nghệ vũ trụ, thúc đẩy thăm dò, khai thác và sử dụng không gian vũ trụ vì mục đích hòa bình bao gồm: khoa học trái đất, quan sát và giám sát trái đất; khoa học vũ trụ; các hệ thống thăm dò; các hoạt động vũ trụ và các lĩnh vực liên quan.
- Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên và môi trường, giám sát và hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cung cấp đa dạng dịch vụ cho người dân.
- Nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ kỹ thuật và công nghệ thiết kế, chế tạo một số thiết bị quan trọng sử dụng trong các vệ tinh nhỏ, trạm mặt đất, các thiết bị đầu cuối.
Hiện nay các nước tiên tiến trên thế giới đang tạo ra một cuộc đua vào vũ trụ, vì thế định hướng ứng dụng và phát triển các công nghệ vũ trụ là vô cùng cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?