Đến năm 2030, Việt Nam sẽ phấn đấu phát triển kinh tế số đạt 100% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử?

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đáng chú ý, Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu phát triển kinh tế số đạt 100% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử?

Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt trong Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 với các nội dung đáng chú ý về phát triển kinh tế số của Việt Nam dưới đây.

KINH TẾ SỐ

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu phát triển kinh tế số đạt 100% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử?

Theo Quyết định, bối cảnh hiện nay là thời cơ mà Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt, hành động mạnh mẽ để phát triển kinh tế số và xã hội số, phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra các thị trường mới và tạo thêm nhiều nhu cầu việc làm mới, từ đó bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng quốc gia. Nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển Quốc gia. Thể chế, hạ tầng, nhân lực, người dân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế số và xã hội số. Công nghệ số và dữ liệu số thấm sâu một cách tự nhiên mặc định vào mọi mặt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.

Tầm nhìn phát triển kinh tế số và xã hội số của Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cụ thể như sau:

- Phát triển số với việc tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ số và dữ liệu số, trở thành một trong những phương thức phát triển chủ đạo mới để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng và kiên cường trước các thách thức trong thế giới nhiều biến động khó dự báo trước.

- Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.

- Phát triển xã hội số giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn, nhân văn và rộng khắp.

Kinh tế số là gì? phát triển kinh tế số với các trọng tâm ưu tiên như thế nào?

Theo Quyết định, kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.

Trong đó, kinh tế số bao gồm: Kinh tế số ICT là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông; kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung và cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng; kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.

Phát triển kinh tế số với các trọng tâm ưu tiên như sau:

- Phát triển kinh tế số ICT với trọng tâm là doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam, hài hòa với thu hút FDI có chọn lọc, gia tăng hàm lượng xuất khẩu.

- Phát triển kinh tế số nền tảng với trọng tâm là các nền tảng số quốc gia, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực.

- Phát triển kinh tế số ngành với trọng tâm là ưu tiên đưa vào sử dụng các nền tảng số dùng chung, thống nhất trong từng ngành, lĩnh vực.

Mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế số của Việt Nam đến năm 2025 là gì?

Theo Quyết định, các mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế số của Việt nam đến năm 2025 bao gồm:

- Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP;

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%;

- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu phát triển kinh tế số đạt 100% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử?

Theo Quyết định, các mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế số của Việt Nam đến năm 2030 bao gồm:

- Tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GDP;

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%;

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng hợp đồng điện tử đạt 100%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%;

- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%.

Như vậy, Việt Nam phấn đấu phát triển kinh tế số đạt 100% doanh nghiệp sử dụng nền tảng hợp đồng điện tử đến năm 2030.

Hợp đồng điện tử Tải về quy định liên quan đến Hợp đồng điện tử:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thực hiện hợp đồng điện tử trong hoạt động kinh doanh vận tải được quy định như thế nào?
Pháp luật
Ai ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử? Đề nghị giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện qua đâu?
Pháp luật
Giao kết hợp đồng điện tử là gì? Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết hợp đồng điện tử là gì?
Pháp luật
Hợp đồng điện tử là gì? Giao kết hợp đồng điện tử có được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu?
Pháp luật
Hợp đồng điện tử được giao kết bằng cách nào? Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng điện tử eContract là gì? Hợp đồng điện tử eContract có giá trị pháp lý trong giao dịch hay không?
Pháp luật
Hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng nào? Có thể sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần giao dịch không?
Pháp luật
Thông điệp dữ liệu có được thể hiện dưới hình thức hợp đồng điện tử không? Người khởi tạo thông điệp dữ liệu có phải là người gửi thông điệp dữ liệu?
Pháp luật
Việc công bố danh sách tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử đã thực hiện thủ tục đăng ký được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng điện tử là gì? Tổng hợp 03 điểm khác nhau giữa hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống?
Pháp luật
Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử? Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng điện tử
3,050 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào