Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh?

Anh chị cho tôi hỏi lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh đối với đường bộ thực hiện chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải được quy định như thế nào? Tôi cảm ơn!

Chuyển đổi năng lượng xanh là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 876/QĐ-TTg năm 2022 quy định về quan điểm đối với chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh như sau:

"1. Quan điểm
- Chuyển đổi năng lượng xanh là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh cũng như thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26); đồng thời cũng là cơ hội để ngành giao thông vận tải có sự phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và bền vững, bắt kịp với xu thế và trình độ phát triển tiên tiến của thế giới.
- Chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải có nền tảng là sự chuyển đổi công nghệ mạnh mẽ, cần dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao,
- Việc thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải cần xây dựng lộ trình hợp lý, phù hợp với khả năng huy động nguồn lực, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và bền vững trong thực hiện thông qua các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.
- Huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải. Khẩn trương bổ sung, sửa đổi thể chế, chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho tiếp nhận các dòng vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến; tạo động lực để huy động sự tham gia của toàn xã hội cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào quá trình thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để triển khai thực hiện mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải dựa trên cách tiếp cận toàn cầu với sự phối hợp của tất cả các quốc gia, tranh thủ tối đa sự ủng hộ và hỗ trợ quốc tế.”

Theo đó, chuyển đổi năng lượng xanh là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh cũng như thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 876/QĐ-TTg năm 2022 quy định về mục tiêu của chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh như sau:

“2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải đã sẵn sàng về mặt công nghệ, thể chế, nguồn lực nhằm thực hiện mức cam kết trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan của Việt Nam.
- Giai đoạn đến năm 2050: Phát triển hợp lý các phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.”

Theo đó, mục tiêu tổng quát của chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải là phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh? (Hình từ internet)

Phấn đấu đến năm 2050, đảm bảo 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 876/QĐ-TTg năm 2022 quy định về lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh đối như sau:

“3. Lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh
a) Đường bộ
- Giai đoạn 2022 - 2030
+ Thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
+ Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
+ Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.
- Giai đoạn 2031 - 2050
+ Đến năm 2040: Từng bước hạn chế tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trong nước.
+ Đến năm 2050: 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
toàn bộ các các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi toàn bộ
máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn quốc đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Như vậy, cần đảm bảo phấn đấu đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh trong thực hiện chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải.

Khí nhà kính Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khí nhà kính
Phương tiện giao thông đường bộ Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Phương tiện giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Danh mục phương tiện giao thông đường bộ có khả năng gây mất an toàn phải chứng nhận trước thông quan
Pháp luật
Thẻ đầu cuối là gì? Mỗi phương tiện giao thông đường bộ được gắn bao nhiêu thẻ đầu cuối theo quy định?
Pháp luật
Chủ phương tiện giao thông đường bộ là ai? Chủ phương tiện giao thông đường bộ có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Việc dừng phương tiện giao thông phải đảm bảo các yêu cầu gì? Thanh tra giao thông gặp xe không chở hàng có được dừng phương tiện kiểm tra hay không?
Pháp luật
Vừa điều khiển xe máy vừa xem google map trên giá đỡ điện thoại gắn trên xe máy có bị phạt không?
Pháp luật
Để tránh sập cầu khi tham gia giao thông đường bộ thì phải tuân thủ quy định gì về tải trọng? Xe quá tải trọng lưu hành trên đường bộ?
Pháp luật
Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024?
Pháp luật
Để thử đo tính năng chạy trên đường của xe ô tô điện thì chiều dài đường thẳng của vùng đo là bao nhiêu m?
Pháp luật
Xe ô tô con là gì? Giới hạn tiêu thụ nhiên liệu và hiệu quả sử dụng nhiên liệu đối với xe ô tô con được quy định thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6579:2010 về phương tiện giao thông đường bộ - Mã nhận dạng quốc tế nhà sản xuất được quy định thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào phải thực hiện lập Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khí nhà kính
3,132 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khí nhà kính Phương tiện giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khí nhà kính Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào