Đi đò mà phát hiện đơn vị vận tải không trang bị áo phao thì trình báo cho ai? Trách nhiệm của các cơ quan giám sát việc trang bị áo phao được quy định như thế nào?

Cho hỏi đi đò mà phát hiện đơn vị vận tải không trang bị áo phao thì trình báo cho ai? Câu hỏi của bạn Uyên tại An Giang.

Đi đò mà phát hiện đơn vị vận tải không trang bị áo phao thì trình báo cho ai?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 15/2012/TT-BGTVT quy định:

Trang bị và bố trí áo phao, dụng cụ nổi cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông
1. Phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải trang bị đủ số lượng áo phao, dụng cụ nổi cá nhân, bảo đảm đáp ứng đủ số lượng cho tất cả mọi người được chở trên phương tiện (bao gồm hành khách, thuyền viên và người lái phương tiện).
2. Áo phao và dụng cụ nổi cá nhân sử dụng trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải bảo đảm chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định và được bảo quản khô ráo, sạch sẽ và bảo đảm tính năng an toàn kỹ thuật khi sử dụng.
3. Áo phao, dụng cụ nổi cá nhân phải được để ở chỗ thuận tiện, dễ nhìn thấy, dễ lấy và không làm che khuất tầm nhìn của người lái phương tiện thủy nội địa.

Theo đó, hành vi không trang bị đủ áo phao là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, hành vi không trang bị áo phao khi vận tải hành khách được quy định hình thức xử phạt tại Điều 16 Nghị định 139/2021/NĐ-CP.

Căn cứ Chương III Nghị định 139/2021/NĐ-CP, những chủ thể có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi tại Điều 16 bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Lực lượng Công an nhân dân; Thanh tra Bộ Giao thông vận tải; Thanh tra Sở Giao thông vận tải; thanh tra chuyên ngành Chi cục Đường thủy nội địa; Cảng vụ Đường thủy nội địa; Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát biển.

Như vậy, khi đi các phương tiện vận tải hành khách qua sông mà chủ phương tiện không trang bị áo phao theo đúng quy định, thì hành khách có thể thông báo với các cơ quan nêu trên để có thể tiến hành xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định pháp luật.

Đi đò mà phát hiện đơn vị vận tải không trang bị áo phao thì trình báo cho ai? Trách nhiệm của các cơ quan giám sát việc trang bị áo phao được quy định như thế nào?

Đi đò mà phát hiện đơn vị vận tải không trang bị áo phao thì trình báo cho ai? Trách nhiệm của các cơ quan giám sát việc trang bị áo phao được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện đơn vị vận tải hành khách sang sông không trang bị áo phao?

Căn cứ Điều 43 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;
b) Công chức, viên chức thuộc cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
c) Cảng vụ viên Cảng vụ Đường thủy nội địa; Cảng vụ viên Cảng vụ Hàng hải.
2. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường thủy nội địa, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hạnh chính quy định tại khoản 1 Điều này phải buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hành chính và kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.

Theo đó, những chủ thể này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sang sông không trang bị áo phao theo đúng quy định.

Trách nhiệm giám sát của các cơ quan trong việc trang bị áo phao của các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sang sông được quy định như thế nào?

Tại Thông tư 15/2012/TT-BGTVT đã quy định trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông cho Thanh tra giao thông, chính quyền địa phương cấp xã, Sở Giao thông vận tải, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, cụ thể:

- Căn cứ Điều 9 Thông tư 15/2012/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của Thanh tra giao thông, chính quyền địa phương cấp xã như sau:

+ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động vận tải hành khách tại các bến khách ngang sông.

+ Đình chỉ hoạt động đối với trường hợp phương tiện không trang bị đầy đủ áo phao, dụng cụ nổi cá nhân theo quy định.

+ Tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về việc mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy cách.

+ Nếu hành khách không tuân thủ việc mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân không đúng quy cách thì yêu cầu, hướng dẫn hành khách mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân.

- Căn cứ Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải như sau:

+ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định của Thông tư này tại các bến khách ngang sông thuộc phạm vi địa giới hành chính của tỉnh, thành phố.

+ Lập danh sách các phương tiện hoạt động tại các bến khách ngang sông để tổng hợp, theo dõi, kiểm tra.

+ Định kỳ hàng Quý, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam về tình hình thực hiện Thông tư này (trước ngày 20 của tháng cuối Quý).

- Căn cứ Điều 11 Thông tư 15/2012/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam như sau:

+ Đôn đốc, chỉ đạo và theo dõi, kiểm tra các địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

+ Tiếp nhận báo cáo của các địa phương, đơn vị về tình hình thực hiện và tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo Quý (trước ngày 25 của tháng cuối Quý) về tình hình thực hiện.

Vận tải hành khách
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành lý nào không được để trong khoang hành khách đối với dịch vụ vận tải hành khách trên đường thủy nội địa theo quy định?
Pháp luật
Cá nhân lái xe khách thực hiện các điểm đón trả khách trái phép ngoài các bến xe chính thức sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước không?
Pháp luật
Xe khách giường nằm vận tải hành khách có bắt buộc phải dán phù hiệu xe tuyến cố định trên xe không?
Pháp luật
Mẫu bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thì hồ sơ đăng ký gồm những gì?
Pháp luật
Giá vé xe khách trong các dịp lễ 10/3 hay 30/4 và 1/5 có được tăng hay không? Có các loại Giá dịch vụ tại bến xe khách nào khác hay không?
Pháp luật
Xe đưa đón học sinh phải cung cấp hành trình, màu sơn và thực hiện báo cáo theo Chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Chính phủ?
Pháp luật
Tết Dương lịch, nhà xe có được tăng giá vé hay không? Nhà xe có bắt buộc niêm yết giá vé trong dịp Tết Dương lịch?
Pháp luật
Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường tổn thất do hành khách bị thương trong lúc vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển được tính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận tải hành khách
843 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vận tải hành khách

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vận tải hành khách

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào