Đi xe dàn hàng ngang bị phạt bao nhiêu tiền năm 2024? Dàn hàng 3 phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất?
Đi xe dàn hàng ngang bị phạt bao nhiêu tiền năm 2024? Xe máy dàn hàng 3 phạt bao nhiêu hiện nay?
Hiện hành, lỗi đi xe dàn hàng ngang bị phạt bao nhiêu tiền tùy thuộc vào nhiều yếu tố như phương tiện, số lượng xe dàn hàng ngang... khi tham giao thông và được quy định xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Theo đó đi xe dàn hàng ngang bị phạt tiền như sau:
(1) Đối với xe máy:
Căn cứ điểm k khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi dàn hàng ngang như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
k) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;
Như vậy, nếu điều khiển xe máy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
Ngoài ra, đi xe dàn hàng ngang còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng trong trường hợp điều khiển xe dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên gây tai nạn (theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
(2) Đối với xe đạp, xe máy điện, xe thô sơ khác:
Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
Như vậy, người đi xe đạp dàn hàng 03 trở lên hoặc xe thô sơ khác từ 02 xe trở lên thì người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng.
(3) Xe súc vật kéo:
Căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
...
Như vậy, người đi xe súc vật kéo dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên thì bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Đi xe dàn hàng ngang bị phạt bao nhiêu tiền năm 2024? Dàn hàng 3 phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Những hành vi không được thực hiện khi đi xe máy là gì?
Theo khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Như vậy, người điều khiển xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau:
- Đi xe dàn hàng ngang;
- Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
- Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
- Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
- Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Khi tham gia giao thông đường bộ cần tuân thủ quy tắc chung gì?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định quy tắc chung cần tuân thủ khi tham gia giao thông đường bộ như sau:
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?