Đi xe máy dàn hàng ngang bị xử phạt bao nhiêu tiền? Quá hạn nộp phạt vi phạm giao thông có phải nộp thêm tiền không?
Đi xe máy dàn hàng ngang có bị xử phạt không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
...
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định về xử phạt hành vi dàn hàng ngang đối với xe máy như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
k) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;
Như vậy, theo quy định hiện nay, hành vi dàn hàng ngang là hành vi không được thực hiện đối với xe máy nhưng chỉ mới quy định mức xử phạt đối với đi xe máy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên.
Do vậy, đi xe máy dàn hàng ngang 2 xe sẽ không bị phạt. Tuy nhiên, người điều khiển không nên đi xe máy dàn hàng ngang dù là 2 xe, bởi hành vi trên có thể gây nguy hiểm cho bản thân người điều khiển và những người tham gia giao thông khác.
Đồng thời, gây cản trở giao thông cho các phương tiện khác, đặc biệt là trên những đoạn đường có đông phương tiện lưu thông.
Đi xe máy dàn hàng ngang bị xử phạt bao nhiêu tiền? Quá hạn nộp phạt vi phạm giao thông có phải nộp thêm tiền không? (Hình từ internet)
Đi xe dàn hàng ngang bị xử phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
Căn cứ quy định tại Điều 6, Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, mức xử phạt đối với xe máy, xe đạp dàn hàng ngang như sau:
Hình thức xử phạt | Phạt tiền | Phạt bổ sung |
Xe máy | Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm k khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng trong trường hợp điều khiển xe dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên gây tai nạn (điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Xe đạp | Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (điểm g khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Không quy định |
Quá hạn nộp phạt vi phạm giao thông có phải nộp thêm tiền không?
Căn cứ quy định tại Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
Như vậy thời hạn nộp phạt là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định như sau:
Thủ tục thu tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.
Như vậy, cứ mỗi ngày chậm nộp thì người vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?