Điểm mới Nghị định 175 2024 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15 2021 như thế nào?
Điểm mới Nghị định 175 2024 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15 2021 như thế nào?
Ngày 30/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 175 2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng 2014 về quản lý hoạt động xây dựng.
Theo đó, so với Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì Nghị định 175/2024/NĐ-CP có một số điểm mới đáng chú ý sau đây:
DƯỚI ĐÂY LÀ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH 175 2024:
STT | ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH 175 2024 | NỘI DUNG ĐIỂM MỚI |
1 | Các loại giấy tờ hợp pháp đất đai làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng | Nghị định 175/2024/NĐ-CP hệ thống hóa đầy đủ, rõ ràng các loại giấy tờ hợp pháp đất đai làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng, đồng bộ với Luật Đất đai 2024 và các văn bản hướng dẫn. Điều 53 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định giấy tờ hợp pháp về đất đai chứng minh sự phù hợp mục đích sử dụng đất và sở hữu công trình để cấp giấy phép xây dựng là một trong các loại sau đây: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ. - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở qua các thời kỳ. - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng qua các thời kỳ. - Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận gồm: Các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024; các loại giấy tờ đủ điều kiện khác để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai. - Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01/7/2004 nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, gồm một trong các loại giấy tờ: Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. - Báo cáo hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế sử dụng và xử lý theo quy định tại Điều 142, Điều 145 Luật Đất đai 2024. - Giấy tờ về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định. - Văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng-ten và các công trình tương tự khác theo quy định của pháp luật có liên quan tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng đối với loại công trình này và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất. - Giấy tờ hợp pháp về đất đai của chủ rừng và hợp đồng cho thuê môi trường rừng giữa chủ rừng và tổ chức, cá nhân thực hiện dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có mục đích sử dụng đất chính đối với trường hợp xây dựng công trình trên đất được sử dụng kết hợp đa mục đích theo quy định tại Điều 218 Luật Đất đai 2024. - Hợp đồng thuê đất giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho giao thông theo quy định của pháp luật. - Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo đề nghị của cơ quan cấp giấy phép xây dựng) xác định diện tích các loại đất đối với trường hợp người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 53 Nghị định 175/2024/NĐ-CP nhưng trên các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích các loại đất để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng. - Trường hợp chủ đầu tư thuê đất hoặc thuê công trình, bộ phận công trình của chủ sử dụng đất, chủ sở hữu công trình để đầu tư xây dựng thì ngoài một trong các giấy tờ nêu trên, người đề nghị cấp giấy phép xây dựng bổ sung hợp đồng hợp pháp về việc thuê đất hoặc thuê công trình, bộ phận công trình tương ứng. - Các giấy tờ hợp pháp khác theo quy định pháp luật về đất đai. |
2 | Bổ sung quy định về công trình ngầm | Công trình ngầm là những công trình được xây dựng dưới mặt đất, dưới mặt nước, gồm: công trình công cộng ngầm được hình thành theo dự án độc lập, công trình giao thông ngầm, được xác định tại quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch không gian ngầm hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành. Phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất là tầng hầm (nếu có) và các bộ phận của công trình nằm dưới mặt đất. (Khoản 4, 5 Điều 3 Nghị định 175/2024/NĐ-CP) |
3 | Phân cấp thẩm quyền thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu, cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng, chứng chỉ hành nghề | Nghị định 175/2024/NĐ-CP đã thực hiện phân cấp nhiều thủ tục về cho địa phương thực hiện, đơn cử: - Về thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I (khoản 1 Điều 96 Nghị định 175/2024/NĐ-CP): Phân cấp thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I theo quy định tại khoản 4 Điều 148 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 cho Ủy ban nhân dân dân cấp tỉnh đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp tiếp cho Sở Xây dựng địa phương thực hiện công tác này theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. (Trước đây, tại khoản 1 Điều 86 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I) - Về thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (Điều 16), thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (Điều 44), kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan chuyên môn về xây dựng, Nghị định 175/2024/NĐ-CP đã phân cấp triệt để cho địa phương thực hiện, các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chỉ thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu đối với dự án có công trình cấp đặc biệt, công trình phức tạp, chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn. Đồng thời, quy định rõ về hồ sơ, nội dung, tiêu chí thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, đồng bộ với với Luật Đầu tư 2020, Luật Nhà ở 2023, pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy chữa cháy. |
4 | Các dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng | Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, gồm: - Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo; - Dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư không quá 20 tỷ đồng (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất), trừ dự án đầu tư xây dựng công trình di sản văn hoá thực hiện theo pháp luật về di sản văn hoá; - Dự án đầu tư xây dựng nhóm C nhằm mục đích bảo trì, duy tu, bảo dưỡng; - Dự án nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa; - Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có chi phí xây dựng (không bao gồm chi phí thiết bị) dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 10 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư); - Người quyết định đầu tư được quyết định việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với các dự án quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 5 Nghị định 175/2024/NĐ-CP khi dự án có yêu cầu đặc thù về kỹ thuật xây dựng hoặc thiết kế công nghệ cần lập thiết kế cơ sở; các dự án này không thuộc trường hợp phải thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, đảm bảo các nội dung thẩm định tuân thủ theo quy định pháp luật. Như vậy, Nghị định 175/2024/NĐ-CP giảm loại dự án, công trình phải thẩm định tại cơ quan quản lý nhà nước thông qua mở rộng đối tượng dự án chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (từ tổng mức đầu tư 15 tỷ lên 20 tỷ, bổ sung các dự án bảo trì, duy tu, bảo dưỡng thuộc nhóm C). |
5 | Không yêu cầu cung cấp giấy tờ có trên hệ thống khi thực hiện thủ tục hành chính | Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính không yêu cầu cung cấp các giấy tờ, thông tin có trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng, hệ thống thông tin về đất đai khi các thông tin, dữ liệu này đã được cập nhật hoặc kết nối chia sẻ. Khi thực hiện và sau khi kết thúc thủ tục hành chính, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính, chủ đầu tư hoặc người đề nghị thẩm định có trách nhiệm cung cấp thông tin lên cổng thông tin điện tử theo quy định của Chính phủ về cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng. (Khoản 4, 5 Điều 7 Nghị định 175/2024/NĐ-CP) |
6 | Tăng thời gian hiệu lực chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng | Theo khoản 5 Điều 73 Nghị định 175/2024/NĐ-CP: Chứng chỉ hành nghề cấp mới có hiệu lực 10 năm. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 10 năm. Trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 75 Nghị định 175/2024/NĐ-CP thì ghi thời hạn theo chứng chỉ hành nghề được cấp trước đó. (Trước đây, theo khoản 5 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP: Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm) |
7 | Ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và các giải pháp công nghệ số | Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, việc áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng được quy định như sau: - Áp dụng đối với dự án có quy mô từ nhóm B trở lên ở thời điểm bắt đầu chuẩn bị dự án và chỉ yêu cầu áp dụng đối với công trình xây dựng mới từ cấp II trở lên thuộc dự án; - Đối với các công trình không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này, khuyến khích chủ đầu tư chủ động áp dụng BIM trong đầu tư xây dựng và cung cấp tập tin BIM theo quy định tại khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều 8 Nghị định 175/2024/NĐ-CP. (Trước đây tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 15/2021/NĐ-CP: Khuyến khích áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM), giải pháp công nghệ số trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình. Người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng BIM, giải pháp công nghệ số khi quyết định dự án đầu tư xây dựng). |
*Trên đây là điểm mới Nghị định 175 2024 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15 2021!
Điểm mới Nghị định 175 2024 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15 2021 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Đối tượng áp dụng của Nghị định 175 2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
- Nghị định 175/2024/NĐ-CP áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
- Các tổ chức, cá nhân trong nước hoạt động đầu tư xây dựng tại nước ngoài thực hiện theo quy định riêng tại Mục 2 Chương V Nghị định 175/2024/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan.
- Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật về quản lý sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại Nghị định 175 2024 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về trình tự đầu tư xây dựng như sau:
Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng 2014 được quy định cụ thể như sau:
(1) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc:
+ lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài (nếu có);
+ lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư để quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);
+ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án;
+ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng làm cơ sở lập dự án;
+ lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng; các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.
(2) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc:
+ chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
+ khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở;
+ lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;
+ cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);
+ ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình;
+ giám sát thi công xây dựng;
+ tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;
+ vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;
+ quyết toán hợp đồng xây dựng;
+ giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng; các công việc cần thiết khác liên quan đến thực hiện dự án.
(3) Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc:
+ quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình;
+ bàn giao công trình đưa vào sử dụng; bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan;
+ giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng; các công việc cần thiết khác.
Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp thực hiện theo quy định tại Điều 69 Nghị định 175/2024/NĐ-CP. Trình tự thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có cấu phần xây dựng (sau đây gọi là dự án PPP) thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (*).
Đối với các dự án không quy định tại mục (*) nêu trên, tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp, đồng thời đối với các công việc quy định tại mục (2), (3) nêu trên, phù hợp với các nội dung tại quyết định phê duyệt dự án.
Đối với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay, trình tự đầu tư xây dựng được thực hiện phù hợp với nội dung quy định của hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có được cấp lại hay không? Ai có thẩm quyền cấp lại bản sao?
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn không được quá bao nhiêu tháng? Nội dung trong hợp đồng lao động xác định thời hạn?
- Thủ tục Cấp chứng nhận trường mầm non đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp tỉnh từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- PrEP là gì? Chỉ định PrEP cho người khi đáp ứng đủ tiêu chí nào? Không chỉ định PrEP trong trường hợp nào?
- Lỗi đè vạch dừng đèn đỏ ô tô 2025? Xe ô tô dừng quá vạch đèn đỏ bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?