Điểm mới quy định về Tổ chức hành nghề công chứng tại Luật Công chứng 2024? Luật Công chứng 2024 có hiệu lực khi nào?
Điểm mới quy định về Tổ chức hành nghề công chứng tại Luật Công chứng 2024?
Điểm mới quy định về Tổ chức hành nghề công chứng tại Luật Công chứng 2024 như sau:
(1) Về Phòng công chứng
Được sửa đổi, bổ sung theo hướng giao cho Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng PCC thay vì giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh như hiện nay để tăng cường phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý nhà nước về công chứng.
Cụ thể tại khoản 3 Điều 20 Luật Công chứng 2024 có quy định như sau:
Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng Phòng công chứng, do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật. Trưởng Phòng công chứng phải là công chứng viên và đã hành nghề công chứng từ đủ 02 năm trở lên.
Đồng thời điều kiện thành lập phòng công chứng theo Luật Công chứng 2024 như sau:
- Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, được tổ chức và hoạt động theo quy định Luật Công chứng 2024, pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có từ 02 công chứng viên trở lên; tại các địa bàn cấp huyện được thành lập Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân thì Phòng công chứng có thể có 01 công chứng viên;
+ Có trụ sở đáp ứng đủ các điều kiện do Chính phủ quy định.
(2) Về văn phòng công chứng
- Không bắt buộc đặt tên của VPCC theo họ tên của một trong số các CCV hợp danh
Cụ thể tại khoản 4 Điều 23 Luật Công chứng 2024 có nêu rõ:
Tên của Văn phòng công chứng bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” và tên riêng bằng tiếng Việt do các thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh thỏa thuận lựa chọn hoặc công chứng viên là Trưởng Văn phòng công chứng của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân lựa chọn, bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của Văn phòng công chứng;
- Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác đang hoạt động trong phạm vi toàn quốc;
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân
Tại khoản 2 Điều 23 Luật Công chứng 2024 có nêu rõ Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Trưởng Văn phòng công chứng và phải là công chứng viên đã hành nghề công chứng từ đủ 02 năm trở lên.
- Quy định rõ các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng đồng thời quy định rõ về điều kiện tiếp nhận, trách nhiệm góp vốn của thành viên hợp danh mới và điều kiện để người thừa kế của CCV hợp danh trở thành thành viên hợp danh mới của VPCC.
Điểm mới quy định về Tổ chức hành nghề công chứng tại Luật Công chứng 2024 như trên.
Điểm mới quy định về Tổ chức hành nghề công chứng tại Luật Công chứng 2024? Luật Công chứng 2024 có hiệu lực khi nào? (Hình từ Internet)
Những quy định chung của Luật Công chứng 2024?
Luật Công chứng 2024 có 8 Chương, 76 Điều
Những quy định chung của Luật Công chứng 2024 được quy định tại Chương 1
Theo đó, Điểm mới Luật Công chứng 2024 về quy định chung như sau:
(1) Làm rõ khái niệm công chứng
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2024 có nêu rõ khái niệm công chứng như sau:
Công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, luật giao Chính phủ quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng giao dịch theo quy định tại Điều 73 Luật Công chứng 2024
Trước đó, Luật Công chứng 2014 nêu khái niệm công chứng như sau: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. |
-> Như vậy Luật Công chứng 2024 đã xác định đúng phạm vi hoạt động công chứng và thẩm quyền của CCV, việc chứng nhận bản dịch không còn thuộc phạm vi hoạt động công chứng
Tuy nhiên CCV sẽ vẫn được giao chứng nhận bản dịch bằng hình thức chứng thực chữ ký người dịch
Đồng thời tại khoản 11 Điều 76 Luật Công chứng 2024 có nêu rõ Bản dịch đã được công chứng trước ngày Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thi hành tiếp tục có giá trị sử dụng; trường hợp có nhu cầu sử dụng bản dịch thì thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký người dịch theo quy định Luật Công chứng 2024 và pháp luật về chứng thực.
(2) Xác định lại và bổ sung một số hành vi cần thiết bị nghiêm cấm đối với từng nhóm đối tượng (CCV, TCHNCC và cá nhân, tổ chức có liên quan)
Cụ thể hành vi nghiêm cấm đối với CCV, TCHNCC và cá nhân, tổ chức có liên quan được quy định tại Điều 9 Luật Công chứng 2024
Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thi hành khi nào?
Căn cứ theo Điều 75 Luật Công chứng 2024 quy định hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Luật Công chứng số 53/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 16/2023/QH15 (sau đây gọi là Luật Công chứng số 53/2014/QH13) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 6, 7, 9, 11, 12 và 14 Điều 76 của Luật này.
Như vậy, Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Chú ý: Luật Công chứng 2014 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 16/2023/QH15 (sau đây gọi là Luật Công chứng 2014) hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 6, 7, 9, 11, 12 và 14 Điều 76 Luật Công chứng 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là gì? Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm những nội dung chính nào?
- Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động thì xử phạt hành chính như thế nào theo quy định?
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?