Điểm mới trong quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe theo Nghị định 70/2022/NĐ-CP?
- Thay thế cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe?
- Sửa đổi, bổ sung quy định về xe tập lái tại Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe?
- Không còn quy định xe tập lái phải thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe?
Thay thế cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 70/2022/NĐ-CP, quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe (đã được sửa đổi tại Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018)
1. Thay cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” tại các Điều:
a) Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 23 và Điều 26 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016;
b) Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 (đã được sửa đổi tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 1 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018).
Như vậy, theo quy định trước đây Tổng cục đường bộ sẽ có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe. Tuy nhiên, Nghị định 70/2022/NĐ-CP đã thay thế cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định nêu trên.
Do vậy, từ ngày 01/11/2022 (Nghị định 70/2022/NĐ-CP có hiệu lực) thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe tại các điều khoản nêu trên sẽ thuộc về Cục Đường bộ Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung quy định về xe tập lái tại Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
...
2. Xe tập lái
a) Có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lực lượng đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe;
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 70/2022/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung nội dung như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe (đã được sửa đổi tại Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018)
...
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 6 (đã được sửa đổi tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018) như sau:
“a) Có xe tập lái các hạng thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe; được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái; trường hợp cơ sở đào tạo có dịch vụ sát hạch lái xe, căn cứ thời gian sử dụng xe sát hạch vào mục đích sát hạch, được phép sử dụng xe sát hạch để vừa thực hiện sát hạch lái xe, vừa đào tạo lái xe nhưng số lượng xe sát hạch dùng để tính lưu lượng đào tạo không quá 50% số xe sát hạch sử dụng để dạy lái;”.
Như vậy, theo quy định mới, bổ sung thêm điều kiện cơ sở đào tạo lái xe phải có xe tập lái các hạng thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe; được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái.
Điểm mới trong quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe theo Nghị định 70/2022/NĐ-CP?
Không còn quy định xe tập lái phải thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định như sau về điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật đối với cơ sở đào tạo lái xe:
Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
...
2. Xe tập lái
...
b) Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng B1, B2, C, D, E; xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng B1, B2 có số tự động được sử dụng xe hợp đồng;
...
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 70/2022/NĐ-CP, quy định bãi bỏ nội sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe (đã được sửa đổi tại Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018)
...
3. Bãi bỏ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6.
Như vậy, theo quy định mới, đã không còn bắt buộc xe tập lái phải thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định nêu trên.
Nghị định 70/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?