Diễn tập phòng không nhân dân từ ngày 1/7/2025 được quy định thế nào? Xây dựng thế trận phòng không nhân dân ra sao?
Diễn tập phòng không nhân dân từ ngày 1/7/2025 được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 24 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định về diễn tập phòng không nhân dân như sau:
(1) Diễn tập phòng không nhân dân được quy định như sau:
- Cơ quan quân sự địa phương các cấp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức diễn tập phòng không nhân dân hoặc diễn tập khu vực phòng thủ có nội dung phòng không nhân dân;
- Các Bộ, ngành trung ương chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền phối hợp với cơ quan quân sự trên địa bàn thực hiện nội dung diễn tập phòng không nhân dân theo kế hoạch của địa phương.
(2) Nội dung diễn tập phòng không nhân dân bao gồm:
- Chỉ huy tham mưu phòng không nhân dân;
- Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không;
- Tổ chức ngụy trang, nghi binh, sơ tán, phân tán, phòng tránh;
- Tổ chức đánh địch đột nhập, tiến công đường không;
- Xử lý, chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay khác vi phạm quy định của Luật này;
- Tổ chức phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả do địch đột nhập, tiến công đường không và vây bắt giặc lái.
(3) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy trình, nội dung diễn tập phòng không nhân dân.
Diễn tập phòng không nhân dân từ ngày 1/7/2025 được quy định thế nào? Xây dựng thế trận phòng không nhân dân ra sao? (Hình ảnh Internet)
Xây dựng thế trận phòng không nhân dân ra sao?
Căn cứ Điều 20 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định về xây dựng thế trận phòng không nhân dân như sau:
- Cơ quan quân sự địa phương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xác định và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định xây dựng thế trận phòng không nhân dân của địa phương.
- Yêu cầu xây dựng thế trận phòng không nhân dân bao gồm:
+ Thế trận phòng không nhân dân phải được xây dựng từ thời bình;
+ Bảo đảm tính liên hoàn, rộng khắp, vững chắc có chiều sâu để đánh địch trên mọi hướng, mọi tầng, từ xa đến gần;
+ Phù hợp với thế trận phòng thủ của địa phương.
- Nội dung xây dựng thế trận phòng không nhân dân bao gồm:
+ Xây dựng công trình phòng không nhân dân;
+ Xây dựng, thực hiện đề án, dự án về phòng không nhân dân;
+ Xác định, xây dựng khu vực sơ tán, phân tán lực lượng, phương tiện ở từng cấp trong khu vực trọng điểm phòng không nhân dân;
+ Xây dựng phương án tác chiến phòng không nhân dân, phương án bảo đảm phục vụ phòng không nhân dân trong khu vực phòng thủ các cấp;
+ Xác định công trình lưỡng dụng để phục vụ nhiệm vụ phòng không nhân dân khi cần thiết.
Quy định về công trình phòng không nhân dân như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định về công trình phòng không nhân dân như sau:
(1) Công trình phòng không nhân dân bao gồm:
- Công trình phòng không nhân dân chuyên dụng và công trình phòng không nhân dân lưỡng dụng theo quy định của Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
- Công trình khác có công năng sử dụng cho phòng không nhân dân.
(2) Công trình phòng không nhân dân chuyên dụng bao gồm:
- Hệ thống công sự, trận địa phòng không, vị trí chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay khác;
- Đài, vọng quan sát, trinh sát, thông báo, báo động phòng không;
- Công trình trú ẩn bảo đảm cho nhiệm vụ sơ tán, phòng tránh khi địch đột nhập, tiến công đường không.
(3) Việc xây dựng công trình phòng không nhân dân chuyên dụng phải theo quy hoạch, kế hoạch, gắn với thế trận phòng thủ của cấp tỉnh, cấp huyện; bảo đảm kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với thế trận phòng không nhân dân.
(4) Công trình phòng không nhân dân phải bảo đảm an toàn phòng không theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và quy định của pháp luật về xây dựng công trình quốc phòng; công trình phòng không nhân dân xây dựng ở khu vực biên giới phải bảo đảm phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(5) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định xây dựng công trình phòng không nhân dân chuyên dụng; nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thì do Ủy ban nhân dân quyết định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định vị trí sơ tán, phân tán các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xác định các khu vực, phương án sơ tán, phòng tránh cho người lao động và nơi cất giữ tài sản theo kế hoạch phòng không nhân dân của địa phương.
(6) Trong trường hợp cần thiết hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, công trình khác có công năng sử dụng cho phòng không nhân dân được trưng dụng theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân.
(7) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan thẩm định việc xây dựng các công trình phòng không nhân dân; công trình lưỡng dụng để sẵn sàng trưng dụng cho nhiệm vụ phòng không nhân dân.
Lưu ý: Luật Phòng không nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 1503 năm 2024 về TTHC được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của BGTVT?
- Số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định?
- Thủ tục xóa đăng ký thường trú theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào? Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân từ 2025?
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp là văn bản bằng giấy hay bản điện tử? Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
- Số chủ đạo theo thần số học là gì? Cách tính số chủ đạo? Xem thần số học là tín ngưỡng hay mê tín?