Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đất ở (đất thổ cư) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là bao nhiêu?
Diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với đất ở tại đô thị tỉnh Thanh Hóa được quy định ra sao?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND của tỉnh Thanh Hóa thì diện tích thửa đất được phép tách thửa, phải đảm bảo thửa đất còn lại và các thửa đất được hình thành sau khi tách thửa có diện tích và kích thước cạnh tối thiểu (không bao gồm phần diện tích nằm trong hành lang an toàn giao thông) như sau:
- Về diện tích là 40 m2;
- Về kích thước cạnh là 3 m.
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất ở (đất thổ cư) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là bao nhiêu?
Diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với đất ở tại nông thôn tỉnh Thanh Hóa được quy định ra sao?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 4655/2017/QĐ-UBND của tỉnh Thanh Hóa) thì diện tích thửa đất được phép tách thửa, phải đảm bảo thửa đất còn lại và các thửa đất được hình thành sau khi tách thửa có diện tích và kích thước cạnh tối thiểu (không bao gồm phần diện tích nằm trong hành lang an toàn giao thông) như sau:
(a) Đối với địa bàn xã đồng bằng thuộc huyện, thị xã, thành phố:
- Về diện tích là 50 m2;
- Về kích thước cạnh là 4 m.
(b) Đối với địa bàn xã miền núi.
- Về diện tích là 60 m2;
- Về kích thước cạnh là 5 m.
(c) Đối với địa bàn xã Hải Thanh, xã Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia; xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc.
- Về diện tích là 30 m2;
- Về kích thước cạnh là 3 m.
Trình tự thực hiện việc tách thửa đất ở ở tỉnh Thanh Hóa được quy định ra sao?
Theo Quyết định 4481/QĐ-UBND năm 2021 công bố sửa đổi thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa thì trình tự thực hiện việc tách thửa đất được quy định như sau:
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).
- Địa điểm tiếp nhận và trả kết quả: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam (viết tắt là Hộ gia đình, cá nhân) nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả kết qua theo quy định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
Bước 1: Người sử dụng đất chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp theo quy định. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chinh hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện.
+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất
+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thừa;
+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Trường hợp tách thứa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất, do xử lý hợp đồng thể chấp, góp vốn, kê biên bản đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất
+ Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền, đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền, chỉnh lý, cập nhật biển động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã
- Trường hợp tách thừa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan thì nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:
+ Đo đạc chính lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai
+ Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã Trường hợp cáp mới Giấy chứng nhận thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai chuyển hồ sơ về Văn phòng Đăng ký đất đai để trình Sở Tài nguyên và Môi trường ký cấp Giấy chứng nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?