Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là bao nhiêu?
- Điều kiện để được tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang?
- Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang?
- Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang?
- Tách thửa đối với một số trường hợp cụ thể khác trên địa bàn tỉnh Kiên Giang?
Theo Quyết định 11/2021/QĐ-UBND ban hành ngày 16/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất được quy định như sau:
Điều kiện để được tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang?
Thửa đất được tách thửa khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Thửa đất không có tranh chấp, trừ trường hợp thửa đất có một phần diện tích có tranh chấp thì được tách thửa đối với phần diện tích không tranh chấp nhưng phần diện tích còn lại (bao gồm cả diện tích tranh chấp và không tranh chấp) phải đảm bảo diện tích tối thiểu tách thửa theo Quyết định này; quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất.
- Diện tích thửa đất tách thửa chưa có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai.
- Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa phải đảm bảo điều kiện và diện tích tối thiểu được tách thửa tương ứng của từng loại đất tại Quyết định này.
Diện tích tối thiểu được tách thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là bao nhiêu?
Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang?
- Diện tích tối thiểu của thửa đất sau tách thửa đối với đất ở tại nông thôn là 45 m2, đối với đất ở tại đô thị là 36 m2, diện tích này không bao gồm diện tích hành lang an toàn giao thông, đường thủy, đê điều (nếu có), đồng thời phải đảm bảo điều kiện sau:
+ Trường hợp thửa đất tiếp giáp với đường giao thông, đường thủy, đê điều thì chiều rộng mặt tiền thửa đất và chiều dài các cạnh tiếp giáp cạnh mặt tiền của thửa đất không được nhỏ hơn 4m.
+ Trường hợp thửa đất không tiếp giáp với đường giao thông, đường thủy, đê điều thì chiều rộng và chiều dài của thửa đất không được nhỏ hơn 4m.
- Trường hợp tách thửa trong các dự án khu dân cư đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 thì diện tích tách thửa thực hiện theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt.
Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất ở)
- Đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt và phải đảm bảo không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở quy định tại Điều 4 Quyết định này.
- Đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì diện tích tối thiểu được tách thửa như sau:
+ Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: 500 m2
+ Các loại đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) còn lại, bao gồm cả đất thương mại, dịch vụ: 300 m2
Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang?
- Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác)
+ Khu vực đô thị (thị trấn, phường)
Thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc: 600 m2
Các huyện còn lại: 1.000 m2
+ Khu vực nông thôn (xã)
Thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc: 1.000 m2
Các huyện còn lại: 2.000 m2
- Đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác
+ Khu vực đô thị (thị trấn, phường)
Thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc: 300 m2
Các huyện còn lại: 500 m2
- Khu vực nông thôn (xã)
Thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc: 500 m2
Các huyện còn lại: 1.000 m2
- Đất nuôi trồng thủy sản
Khu vực đô thị (thị trấn, phường): 1.000 m2
Khu vực nông thôn (xã): 2.000 m2
- Đất rừng sản xuất: 3.000 m2
Tách thửa đối với một số trường hợp cụ thể khác trên địa bàn tỉnh Kiên Giang?
- Trường hợp thửa đất vừa có mục đích sử dụng đất ở vừa có mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong đó phần diện tích đất nông nghiệp thuộc hành lang an toàn giao thông (đường bộ, đường thủy), hành lang an toàn đê điều hoặc thuộc quy hoạch đất giao thông đường bộ, đường thủy, đê điều nhưng Nhà nước chưa quyết định thu hồi đất nông nghiệp thì phần diện tích đất ở được tách thửa theo diện tích tối thiểu quy định tại Điều 4 của Quyết định này; phần diện tích đất nông nghiệp còn lại không bị điều chỉnh bởi khoản 3, Điều 3 của Quyết định này.
- Trường hợp thửa đất nông nghiệp nằm trong khu vực quy hoạch sử dụng đất là đất ở, mà tách một phần thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, thì phần diện tích đất ở được tách thừa theo diện tích tối thiểu quy định tại Điều 4 của Quyết định này; phần diện tích đất nông nghiệp còn lại không bị điều chỉnh bởi khoản 3, Điều 3 của Quyết định này.
- Trường hợp thửa đất có nhiều mục đích sử dụng khác nhau không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì việc tách thửa đất đối với từng loại đất được thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Quyết định này. Trường hợp thửa đất có nhiều mục đích sử dụng khác nhau chưa xác định vị trí từng loại đất thì phải xác định vị trí trước khi thực hiện tách thửa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?