Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa và điều kiện tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu như thế nào?
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Lai Châu?
Theo Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-UBND về diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Lai Châu như sau:
(1) Diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đối với đất ở tại đô thị và các khu vực quy hoạch đô thị đã được cấp thẩm quyền phê duyệt thì các thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu 80 m2 và chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 04 m, chiều sâu tối thiểu so với chỉ giới xây dựng là 03 m.
- Đối với đất ở tại nông thôn các thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo có diện tích tối thiểu là 120 m2 đồng thời kích thước cạnh mặt tiền (cạnh tiếp giáp đường giao thông) và chiều sâu so với cạnh mặt tiền của thửa đất tối thiểu là 05 m.
- Đối với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận trong đó có cả đất ở và đất nông nghiệp thì khi thực hiện tách thửa, phần diện tích đất nông nghiệp này được tách cùng với đất ở hoặc tách một phần diện tích nông nghiệp này nhưng phải hợp thửa với thửa đất ở liền kề và không bị giới hạn về diện tích tối thiểu được tách thửa quy định tại khoản 2 Điều này, việc tách thửa đất ở phải đảm bảo theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
(2) Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp
- Đối với khu vực đô thị: Sau khi tách thửa, các thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu: Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản là 300 m2; đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác là 500 m2; đất rừng sản xuất là 3.000 m2.
- Đối với khu vực nông thôn: Sau khi tách thửa, các thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu: Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản là 500 m2; đất trồng cây lâu năm là 1.000 m2; đất rừng sản xuất và đất nông nghiệp khác là 3.000 m2.
(3) Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được thực hiện theo dự án đầu tư hoặc phương án sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
(4) Trường hợp thửa đất hoặc một phần diện tích thửa đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở phù hợp với quy hoạch đất ở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được phép tách thửa theo quy định tại khoản 1 Điều này.
(5) Thửa đất đủ điều kiện được phép chuyển mục đích sử dụng đất, khi thực hiện chuyển mục đích một phần thửa đất thì người sử dụng đất phải có sơ đồ dự kiến vị trí, diện tích đề nghị chuyển mục đích của thửa đất; sau khi có quyết định chuyển mục đích, người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính thì thực hiện tách thửa trong hồ sơ địa chính theo vị trí, diện tích theo quyết định chuyển mục đích của cơ quan có thẩm quyền.
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa và điều kiện tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu như thế nào?
Điều kiện để thực hiện tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu?
Theo Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-UBND về điều kiện để thực hiện tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu như sau:
(1) Cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện tách thửa đất khi có các điều kiện sau đây:
- Thửa đất đã được cấp một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở và trong thời hạn sử dụng đất.
- Diện tích của từng thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Quy định này.
- Trường hợp thửa đất đủ điều kiện tách thửa, nhưng một hoặc nhiều thửa đất sau khi được tách thửa mà không có lối đi thì người đề nghị tách thửa phải bố trí một phần diện tích đất để làm lối đi vào các thửa đất được tách thửa mà không có lối đi đó, chiều rộng lối đi phải đảm bảo từ 03 m trở lên.
(2) Các trường hợp được hợp thửa đất khi có đủ các điều kiện sau:
- Thửa đất đã được cấp một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở và trong thời hạn sử dụng đất.
- Diện tích của thửa đất sau hợp thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Quy định này.
Tuy nhiên, lưu ý, quy định về tách thửa không áp dụng cho các trường hợp theo Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-UBND như sau:
- Tách thửa khi thực hiện kết quả hòa giải thành hoặc giải quyết tranh chấp về đất đai do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận, giải quyết; thực hiện việc xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực; quyết định thi hành án của Cơ quan thi hành án đã được thi hành.
- Tách thửa để thực hiện chính sách của Nhà nước về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng người có công, thân nhân người có công với cách mạng; tặng cho quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng người có công, thân nhân người có công với cách mạng để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết.
- Các trường hợp tách thửa do nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Các trường hợp không được phép tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu?
Theo Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-UBND thì các trường hợp không được phép tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu như sau:
- Thửa đất ở thuộc các dự án phát triển nhà.
- Thửa đất gắn liền với diện tích nhà đang thuê của cơ quan Nhà nước mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
- Các khu vực đã có quy định phải bảo vệ, bảo tồn; thửa đất đã có quyết định thu hồi đất hoặc thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; thửa đất đang có tranh chấp; thửa đất hoặc tài sản gắn liền với thửa đất đang bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phong tỏa, kê biên để thi hành án.
- Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có mục đích sử dụng không phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn (quy hoạch xã nông thôn mới), quy hoạch sản xuất nông nghiệp và thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố (trừ các trường hợp quy định tại Điều 7 của Quy định này).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?