Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là gì?
- Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là gì?
- Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể được tiến hành theo thủ tục nào?
- Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình có phải nộp tiền tạm ứng án phí không?
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023) quy định như sau:
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
1.Trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây
a) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Căn cứ theo quy định khoản 5 Điều 317 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 (được bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023) quy định như sau:
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
...
5. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong việc giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 70 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vụ án mà bên khởi kiện là người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại Luật này. Tòa án giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.
2. Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng thì được giải quyết theo thủ tục rút gọn mà không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
3. Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được giải quyết theo thủ tục rút gọn khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo như quy định trên, Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có điều kiện sau:
Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng mà không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là gì?
Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể được tiến hành theo thủ tục nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 78 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023) quy định như sau:
Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện
...
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 5 Điều 317 của Bộ luật này
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Theo như quy định trên, vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể được tiến hành theo thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn như quy định trên.
Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình có phải nộp tiền tạm ứng án phí không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Án phí đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Án phí đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án và quy định của Luật này.
2. Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đại diện cho người tiêu dùng theo ủy quyền khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí.
Theo như quy định trên, người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình không phải nộp tiền tạm ứng án phí
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?