Điều kiện đầu tư kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh là gì?
Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh bao gồm những loại nào?
Căn cứ theo Nghị định 101/2022/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 08/12/2022 quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh, gồm:
a) Trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an và trang thiết bị đặc chủng là các trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện được chế tạo, sản xuất để phục vụ quốc phòng, an ninh;
b) Linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư là chi tiết điện tử, chi tiết bán dẫn, chi tiết cơ khí, bộ phận và phụ tùng, vật tư khác được chế tạo, sản xuất để thay thế, hỗ trợ hoặc bảo đảm hoạt động cho vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an và trang thiết bị đặc chủng quy định tại khoản 3 Điều này và điểm a khoản này.
Theo đó, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh bao gồm những loại trang thiết bị nêu trên.
Điều kiện đầu tư kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh là gì? (Hình từ Internet)
Đầu tư kinh doanh trang thiết bị chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh là gì?
Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP, hoạt động đầu tư trang thiết bị chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh được định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
...
8. Đầu tư kinh doanh trang thiết bị chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn từ đầu tư, sản xuất đến cung ứng trang thiết bị chuyên dùng cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Có thể hiểu, hoạt động đầu tư trang thiết bị chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh là việc doanh nghiệp thực hiện bỏ vốn, tài sản để đầu tư, sản xuất và cung ứng các trang thiết bị chuyên dụng cho lực lượng vũ trang nhân dân trong một, một số hoặc tất cả công đoạn thực hiện.
Điều kiện đầu tư kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định mới nhất ra sao?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 101/2022/NĐ-CP, điều kiện đầu tư kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định như sau:
- Đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh (Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh):
+ Có vốn điều lệ tối thiểu là 100 tỷ đồng tại thời điểm đề nghị tham gia đầu tư nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
+ Có quy trình, công nghệ, thiết bị, phương tiện để nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh; có trang thiết bị đo lường để kiểm tra, giám sát các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm;
+ Khu vực sản xuất, khu vực phụ trợ, khu vực thử nghiệm, kho, khu cất giữ, bảo quản trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh được bố trí riêng biệt và thiết kế, xây dựng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành;
+ Có ít nhất 50 lao động kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
+ Được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ hoặc lựa chọn qua thủ tục đấu thầu.
- Đối với doanh nghiệp không trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật; hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; không có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Có vốn điều lệ tối thiểu là 100 tỷ đồng tại thời điểm đề nghị tham gia đầu tư nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
+ Có quy trình, công nghệ, thiết bị, phương tiện để nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh; có trang thiết bị đo lường để kiểm tra, giám sát các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm;
+ Khu vực sản xuất, khu vực phụ trợ, khu vực thử nghiệm, kho, khu cất giữ, bảo quản trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh được bố trí riêng biệt và thiết kế, xây dựng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành;
+ Có ít nhất 50 lao động kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
+ Được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ hoặc lựa chọn qua thủ tục đấu thầu.
Như vậy, hoạt động đầu tư kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh cần tuân thủ đúng theo những điều kiện trên.
Nghị định 101/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 30/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?