Điều kiện để công đoàn cơ sở khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án cấp sơ thẩm là gì?
- Công đoàn cơ sở khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án cấp sơ thẩm cần đáp ứng điều kiện gì?
- Vai trò của Công đoàn cơ sở khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án được quy định như thế nào?
- Công đoàn cơ sở đại diện cho đương sự khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động thông qua hình thức nào?
Công đoàn cơ sở khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án cấp sơ thẩm cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo hướng dẫn tại tiểu tiết 1.1.1 tiết 1.1 Tiểu mục 1 Mục 1 Phần 2 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 về việc Công đoàn cơ sở khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án cấp sơ thẩm cần đáp ứng điều kiện sau đây:
- Điều kiện về chủ thể khởi kiện: Thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Điều 2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.
Theo đó, người lao động (từ đủ 15 tuổi trở lên) có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được tự mình khởi kiện hoặc ủy quyền cho Công đoàn khởi kiện vụ tranh chấp lao động đến Tòa án.
- Vụ tranh chấp lao động cá nhân đủ điều kiện khởi kiện là vụ tranh chấp thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn (trừ một số tranh chấp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải theo khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019).
+ Tranh chấp lao động cá nhân mà hai bên thỏa thuận lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động giải quyết nhưng hết thời hạn 07 ngày làm việc mà Ban trọng tài lao động không được thành lập.
Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài lao động.
- Vụ tranh chấp lao động cá nhân chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng người khởi kiện có quyền khởi kiện lại.
- Vụ tranh chấp lao động cá nhân phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ tranh chấp lao động cá nhân đang do cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền giải quyết.
- Đơn khởi kiện phải thực hiện theo đúng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Công đoàn cơ sở khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án cấp sơ thẩm cần đáp ứng điều kiện gì?
Vai trò của Công đoàn cơ sở khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án được quy định như thế nào?
Theo tiểu mục 2 Mục II Phần 1 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 hướng dãn về vai trò của Công đoàn cơ sở như sau:
- Khởi kiện và tham gia giải quyết vụ án tranh chấp về kinh phí công đoàn tại Tòa án.
- Khởi kiện và tham gia giải quyết TCLĐ cá nhân tại Tòa án nếu được NLĐ ủy quyền.
- Khởi kiện và tham gia giải quyết TCLĐ tập thể về quyền tại Tòa án.
- Yêu cầu Tòa án tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, TƯLĐTT vô hiệu; yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
- Cử đại diện tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án lao động, việc lao động với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ.
- Cử đại diện tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án lao động, việc lao động theo chỉ định của Tòa án.
- Cử đại diện tham gia vào phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo yêu cầu của NLĐ.
Công đoàn cơ sở đại diện cho đương sự khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động thông qua hình thức nào?
Tại tiểu mục 2 Mục 3 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 có nội dung Công đoàn cơ sở khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động được đại diện cho đương sự thông qua các hình thức sau đây:
- Người đại diện theo pháp luật: Công đoàn cơ sở là đại diện theo pháp luật cho tập thể lao động khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án.
- Người đại diện theo ủy quyền:
+ Đại diện Công đoàn tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án với tư cách đại diện theo ủy quyền của đương sự khi được người lao động, Công đoàn cấp dưới là đương sự trong vụ án lao động.
+ Khi tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của đương sự, tùy tư cách của người lao động, Công đoàn trong các vụ án lao động, việc lao động mà cán bộ Công đoàn có các quyền và nghĩa vụ tương ứng của đương sự.
- Người đại diện do Tòa án chỉ định:
- Công đoàn tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án trong trường hợp người lao động là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi mà không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ định được người đại diện thì Tòa án chỉ định Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?