Điều kiện đối với tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc theo Thông tư 03/2025 như thế nào?
Điều kiện đối với tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc theo Thông tư 03/2025 như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 03/2025/TT-BYT quy định về điều kiện đối với tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
1. Điều kiện đối với tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc:
a) Có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Giám định tư pháp;
b) Theo lĩnh vực giám định được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
...
Như vậy, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Có tư cách pháp nhân;
- Có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được trưng cầu, yêu cầu giám định;
- Có điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện giám định tư pháp.
- Giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế (sau đây gọi là giám định tư pháp theo vụ việc), bao gồm: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y, dược cổ truyền; thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số, sức khỏe sinh sản và các lĩnh vực y tế khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2025/TT-BYT.
Điều kiện đối với tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc theo Thông tư 03/2025 như thế nào? (Hình từ internet)
Xây dựng kế hoạch thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 03/2025/TT-BYT quy định về xây dựng kế hoạch thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
- Trên cơ sở nội dung trưng cầu giám định, yêu cầu giám định và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc xác định sơ bộ nội dung chuyên môn, công việc cần thực hiện; yêu cầu người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định cung cấp bổ sung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu cần thiết cho việc giám định trong trường hợp chưa được cung cấp đầy đủ.
- Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc phân công nhiệm vụ của các thành viên.
- Lập kế hoạch thực hiện giám định bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
+ Đối tượng, nội dung cần giám định; thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định;
+ Phương pháp thực hiện giám định, các quy chuẩn chuyên môn được áp dụng;
+ Xác định nội dung cần thuê đơn vị chuyên môn phục vụ cho việc giám định (nếu cần thiết);
+ Dự kiến phương tiện, vật tư, trang thiết bị được sử dụng (nếu có);
+ Dự kiến chi phí cần cho việc thực hiện giám định; tạm ứng và thanh toán chi phí giám định;
+ Điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định.
- Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc lập hồ sơ đề nghị tạm ứng chi phí giám định và gửi người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định. Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm xem xét và thực hiện việc tạm ứng cho Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định của pháp luật.
Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định chịu trách nhiệm chi trả chi phí giám định tư pháp theo Điều 36 Luật Giám định tư pháp 2012.
Cơ quan, đơn vị trong quản lý giám định tư pháp theo vụ việc có trách nhiệm gì theo Thông tư 03/2025/TT-BYT?
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong quản lý giám định tư pháp theo vụ việc được quy định tại Điều 18 Thông tư 03/2025/TT-BYT như sau:
- Thanh tra Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên môn hoặc có liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về giám định y tế; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định tư pháp cho người giám định tư pháp theo vụ việc.
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm:
+ Tham mưu, đề xuất nội dung hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định, việc thực hiện giám định ở chuyên ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng;
+ Phối hợp với Thanh tra Bộ, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định cho đội ngũ người làm giám định tư pháp theo vụ việc.
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương.
- Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế có trách nhiệm:
+ Tham mưu, đề xuất nội dung hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định, việc thực hiện giám định ở chuyên ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
+ Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định cho đội ngũ người làm công tác giám định tư pháp theo vụ việc.
Trong quá trình thực hiện Thông tư 03/2025/TT-BYT, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (qua Thanh tra Bộ) để xem xét, hướng dẫn, giải quyết.
Như vậy, cơ quan, đơn vị trong quản lý giám định tư pháp theo vụ việc có trách nhiệm theo quy định như đã nêu trên.
*Thông tư 03/2025/TT-BYT có hiệu lực từ 01/3/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt dương tính với ma túy khi lái xe theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Khi khám sức khỏe tài xế phải test ma túy không?
- 14 2 là ngày của con trai hay con gái? Lời chúc Valentine ngắn gọn? 14 2 là valentine trắng hay đen?
- Vùng phát thải thấp là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định phạm vi vùng phát thải thấp ở Thủ đô?
- Ngày hội tòng quân là gì? Ngày hội tòng quân trong năm Ất tỵ là ngày nào? Trường hợp được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự?
- Lỗi chạy quá tốc độ 10-20km xe máy 2025? Xe máy chạy quá tốc độ 10-20km có bị giữ bằng không theo Nghị định 168?