Điều kiện hưởng lương hưu đối với cán bộ công chức năm 2023 theo Luật BHXH 2014? Độ tuổi hưởng lương hưu ra sao?
Điều kiện hưởng lương hưu đối với cán bộ công chức năm 2023 theo Luật BHXH 2014?
Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Luật BHXH 2014), cán bộ công chức thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại điểm c khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Theo đó, điều kiện hưởng lương hưu đối với cán bộ công chức nghỉ hưu trong năm 2023 được xác định như sau:
(1) Đối với nam cán bộ, công chức
Trường hợp | Điều kiện hưởng lương hưu |
Làm việc trong điều kiện lao động bình thường | - Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. - Đủ 60 tuổi 9 tháng. |
Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | - Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. - Có đủ 15 năm làm nghề. - Từ đủ 55 tuổi 9 tháng - 60 tuổi 9 tháng. |
Làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | - Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. - Có đủ 15 năm làm nghề. - Bị suy giảm khả năng lao động từ 61%. |
Làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn | - Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. - Từ đủ 55 tuổi 9 tháng - 60 tuổi 9 tháng. - Có đủ 15 năm làm việc. |
Làm công việc khai thác than trong hầm lò | - Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. - Từ đủ 50 tuổi 9 tháng - 60 tuổi 9 tháng. - Có đủ 15 năm làm việc. |
Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao | Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. |
Người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81% | - Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. - Từ đủ 55tuổi 9 tháng - 60 tuổi 9 tháng. |
Người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên | - Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. - Từ đủ 50 tuổi 9 tháng - 60 tuổi 9 tháng. |
(2) Đối với nữ cán bộ, công chức
Trường hợp | Điều kiện hưởng lương hưu |
Làm việc trong điều kiện lao động bình thường | - Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. - Đủ 56 tuổi. |
Cán bộ, công chức cấp xã | - Có đừ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH. - Đủ 56 tuổi. |
Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | - Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. - Có đủ 15 năm làm nghề. - Từ đủ 51 - 56 tuổi. |
Làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | - Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. - Có đủ 15 năm làm nghề. - Bị suy giảm khả năng lao động từ 61%. |
Làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn | - Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. - Từ đủ 51 - 56 tuổi. - Có đủ 15 năm làm việc. |
Làm công việc khai thác than trong hầm lò | - Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. - Từ đủ 46 - 56 tuổi. - Có đủ 15 năm làm việc. |
Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao | Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. |
Người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81% | - Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. - Từ đủ 51 - 56 tuổi. |
Người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên | - Có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH. - Từ đủ 45 - 56 tuổi. |
Căn cứ pháp lý:
- Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điều 219 Bộ luật Lao động 2019
- Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điều 219 Bộ luật Lao động 2019
- Điều 169 Bộ luật Lao động 2019
Điều kiện hưởng lương hưu đối với cán bộ công chức năm 2023 theo Luật BHXH 2014? Độ tuổi ra sao? (Hình từ Internet)
Nghỉ hưu trong năm 2023 thì tỷ lệ hưởng lương hưu ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, tỷ lệ hưởng lương hưu đối với người nghỉ hưu trong năm 2023 là 45%.
Điều kiện: Có đủ 20 năm đóng BHXH đối với nam hoặc 15 năm đóng BHXH đối với nữ. Trường hợp nhiều hơn 20 năm đóng BHXH đối với nam và 15 năm đóng BHXH đối với nữ thì cứ mỗi năm nhiều hơn sẽ được tính thêm 2%, tối đa là 75%.
Lưu ý:
- Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
- Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Công thức tính lương hưu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
Mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, việc tính lương hưu hàng tháng được thực hiện theo công thức sau:
Mức lương hưu hàng tháng | = | Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng | X | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Trong đó: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
Thời điểm hưởng lưu hưu đối với cán bộ công chức là khi nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Thời điểm hưởng lương hưu
1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
Như đã đề cập, cán bộ công chức thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại điểm c khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Do đó, đối chiếu với nội dung quy định nêu trên, thời điểm hưởng lương hưu của cán bộ công chức là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?