Điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là gì? Lợi ích của việc dùng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là gì?
Điều kiện để được áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là gì?
Hiện nay, cơ quan thuế đang triển khai thí điểm xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền. Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là 03 địa phương được lựa chọn để triển khai thí điểm xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền giai đoạn 1 trước khi mở rộng triển khai nội dung này trên phạm vi toàn quốc.
Về điều kiện để được áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, tham khảo hướng dẫn tại Mục 3 Công văn 15461/CTTPHCM-TTHT năm 2022 (tại đây), bao gồm:
- Có thể thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử (như có chữ ký số và đăng ký để được cơ quan thuế cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử);
- Có hạ tầng công nghệ thông tin (như máy tính hoặc thiết bị điện tử có kết nối internet, email);
- Sử dụng phần mềm lập hóa đơn điện tử - đây là phần mềm có thể lập hóa đơn điện tử đồng thời có thể truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế;
- Trường hợp người nộp thuế lựa chọn hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thì ngoài các điều kiện cơ bản nêu trên thì chỉ cần thay đổi phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng chuẩn định dạng dữ liệu hóa đơn theo quy định tại Quyết định 1510/QĐ-TCT năm 2022 của Tổng cục Thuế.
Điều kiện để được áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là gì? Lợi ích của việc xài hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là gì?
Lợi ích của việc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là gì?
Căn cứ nội dung tại Mục 5 Công văn 15261/CTTPHCM-TTHT năm 2022 (tại đây), thì lợi ích của việc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền gồm:
- Chủ động 24/7 trong việc lập hóa đơn khi có phát sinh bán hàng hóa, dịch vụ, xử lý triệt để vướng mắc về độ trễ giữa thời điểm thanh toán và thời điểm lập hóa đơn;
- Giúp người nộp thuế chủ động 24/7 trong việc xử lý sai sót phát sinh ngay trên thiết bị của người nộp thuế nếu đã được cài đặt phần mềm hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo chuẩn của cơ quan thuế;
- Không bắt buộc có chữ ký số của người bán trên từng hóa đơn;
- Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thué.
- Người mua có thể nhận hóa đơn điện tử ngay khi thanh toán, trường thông tin về người mua trên hóa đơn có thể là mã số thuế hoặc CMND/CCCD/Hộ chiếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người mua trong việc tham gia dự thưởng chương trình “Hóa đơn may mắn” của ngành Thuế;
- Cuối ngày người nộp thuế chỉ phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đã sử dụng trong ngày cho cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu điện tử.
Trách nhiệm của người bán khi sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC có quy định:
Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế
...
6. Trách nhiệm của người bán khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế:
a) Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;
b) Lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Điều này;
c) Có trách nhiệm sử dụng dải ký tự mã của cơ quan thuế cấp khi lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế để đảm bảo liên tục và duy nhất;
d) Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã khởi tạo từ máy tính tiền cho cơ quan thuế ngay trong ngày thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu điện tử.
Theo đó, trách nhiệm của người bán khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, bao gồm:
- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP;
- Lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền theo quy định tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC
- Có trách nhiệm sử dụng dải ký tự mã của cơ quan thuế cấp khi lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế để đảm bảo liên tục và duy nhất;
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã khởi tạo từ máy tính tiền cho cơ quan thuế ngay trong ngày thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?