Điều kiện tách thửa đất và diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Phú Yên như thế nào?
Điều kiện tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên?
Theo Điều 4 Quyết định 42/2014/QĐ-UBND (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Quyết định 25/2021/QĐ-UBND) về điều kiện tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên như sau:
“Điều 4. Điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất
1. Điều kiện tách thửa đất:
a) Thửa đất được tách thửa phải là thửa đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
b) Phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt, trường hợp nơi chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt thì căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm được phê duyệt.
c) Thửa đất tiếp giáp kênh, mương nước (không có bờ vùng, bờ thửa, bờ đê) có nhu cầu tách thửa phải có ý kiến thống nhất của cơ quan có thẩm quyền quản lý kênh, mương về kết nối đường đi (cầu dẫn qua kênh) thì được phép tách thửa và đảm bảo diện tích đất theo Điều 8 quy định này, kích thước cạnh thửa đất (chiều ngang và chiều dài) ≥ 5m."
Điều kiện tách thửa đất và diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Phú Yên như thế nào?
Các trường hợp không được tách thửa trên địa bàn tỉnh Phú Yên?
Theo Điều 5 Quyết định 42/2014/QĐ-UBND và khoản 2 Điều 2 Quyết định 25/2021/QĐ-UBND về các trường hợp không được tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên như sau:
"Điều 5. Các trường hợp không được tách thửa
1. Thửa đất xin tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu kể từ thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành. Trừ trường hợp việc tách thửa đất đồng thời với việc xin hợp thửa với thửa đất liền kề (thửa đất được hình thành sau khi hợp thửa bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo Quy định này) để thuận lợi cho việc sử dụng đất thì được phép tách thửa.
2. Thửa đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Thửa đất đang có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và đang được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
4. Thửa đất có tài sản gắn liền với đất đang bị các cơ quan có thẩm quyền niêm phong tài sản để thực hiện bản án có hiệu lực của Tòa án.
5. Thửa đất do cơ quan có thẩm quyền giao hoặc cho người sử dụng đất thuê để thực hiện dự án nhưng người sử dụng đất không thực hiện đầu tư dự án.
6. Khu vực mà pháp luật có quy định phải bảo tồn.
7. Các khu vực là đất ở biệt thự, dự án phát triển nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua đã được phân lô, quản lý theo quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Thửa đất đề nghị tách thửa thành nhiều thửa đất trong đó có thửa đất được tách không tiếp giáp đường giao thông, trừ trường hợp theo Điều 7 Quy định này.
9. Thửa đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.”
Diện tích đất nông nghiệp tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Phú Yên?
Theo Điều 7 Quyết định 42/2014/QĐ-UBND (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Quyết định 38/2018/QĐ-UBND) về tách thửa đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên như sau:
“Điều 7. Tách thửa đất đối với đất nông nghiệp
1. Đối với đất nông nghiệp trước đây được cân đối theo Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ “về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp” cho hộ gia đình sử dụng đất, nay người sử dụng đất trong hộ gia đình có nhu cầu tách thửa để phân chia diện tích được cân đối theo nhân khẩu để thực hiện quyền sử dụng đất thì UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào hạn mức giao đất theo nhân khẩu ở từng địa phương để xác định diện tích tối thiểu cho phép tách thửa”.
2. Đối với đất nông nghiệp (mà người sử dụng đất trong hộ gia đình không có nhu cầu tách thửa như tại khoản 1 Điều 7 và không thuộc trường hợp tại khoản 2 Điều 8 quy định này): Diện tích của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa có diện tích lớn hơn hoặc bằng mức quy định dưới đây:
STT | Loại đất | Diện tích (m2) |
1 | Đất trồng lúa | 1.000 |
2 | Đất trồng cây hàng năm khác | 500 |
3 | Đất trồng cây lâu năm | 2.000 |
4 | Đất làm muối | 500 |
5 | Đất rừng sản xuất | 5.000 |
6 | Đất nuôi trồng thủy sản | 2.000 |
Diện tích đất phi nông nghiệp tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Phú Yên?
Theo Điều 9 Quyết định 42/2014/QĐ-UBND (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Quyết định 38/2018/QĐ-UBND) về tách thửa đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên như sau:
“Điều 9. Tách thửa đất đối với đất phi nông nghiệp
Diện tích tách thửa đối với loại đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) phải căn cứ quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?