Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số 2022? Nội dung, thời lượng kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số?
Nội dung kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
“Điều 7. Nội dung, yêu cầu và thời lượng kiểm tra
1. Người học phải tham dự kiểm tra bốn nội dung: Viết, đọc hiểu, nghe hiểu và hội thoại.
2. Yêu cầu cần đạt đối với người học tham dự kiểm tra:
a) Về kỹ năng: Người học đảm bảo yêu cầu về các kỹ năng quy định tại các chương trình tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Về kiến thức: Người học đảm bảo yêu cầu về kiến thức, có vốn từ ngữ nhất định theo các chủ đề học tập quy định tại các chương trình tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Thời gian kiểm tra như sau:
a) Tổng thời gian kiểm tra theo các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là 120 phút cho 4 kỹ năng. Kỹ năng nghe hiểu kiểm tra trong 30 phút. Kỹ năng hội thoại, mỗi thí sinh từ 5 phút đến 7 phút, thời gian còn lại dành cho kiểm tra kỹ năng viết và đọc hiểu;
b) Tổng thời gian kiểm tra theo các chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là 90 phút cho 4 kỹ năng. Kỹ năng nghe hiểu kiểm tra trong 30 phút. Kỹ năng hội thoại, mỗi thí sinh từ 5 phút đến 7 phút, thời gian còn lại dành cho kiểm tra kỹ năng viết và đọc hiểu.”
Như vậy, người học khi tham gia kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số sẽ phải kiểm tra trên 4 nội dung là viết, đọc hiểu, nghe hiểu và hội thoại.
Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số 2022? Nội dung, thời lượng kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số? (Hình từ internet)
Điều kiện để được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
“Điều 8. Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ
1. Điều kiện cấp chứng chỉ:
Những thí sinh có điểm trung bình cộng của tất cả các bài kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên, không có bài kiểm tra nào bị dưới 2,0 điểm thì được công nhận đạt kết quả kiểm tra và được cấp chứng chỉ.
Người học tiếng dân tộc thiểu số được cấp chứng chỉ gồm:
a) Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được cấp cho người học chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Quyết định số 02/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
b) Chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cấp cho người học chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng miền núi vùng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.”
Như vậy, những thí sinh có điểm trung bình của tất cả bài kiểm tra đạt 5.0 điểm trở lên và không có bài nào dưới 2.0 điểm thì sẽ được công nhận kết quả kiểm tra là đạt và được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số?
Căn cứ vào khoản 2, khoản 3 Điều 8 Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
“Điều 8. Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ
…
2. Thẩm quyền cấp chứng chỉ:
a) Các trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm và đại học có khoa sư phạm: cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số;
b) Sở Giáo dục và Đào tạo: cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức học tiếng dân tộc thiểu số.
3. Việc quản lý, cấp phát chứng chỉ thực hiện theo Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (quy định tại Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân và Quyết định số 34/2008/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành mẫu chứng chỉ của hệ thống quốc dân).”
Như vậy, các trường cao đẳng, địa học sư phạm và đại học có khoa sư phạm sẽ cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.
Đối với cán bộ, công chức học tiếng dân tộc thiểu số thì sẽ do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 ra sao?