Điều kiện thăng hạng đối với giáo viên mầm non mới nhất năm 2023 theo Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT như thế nào?
Điều kiện thăng hạng đối với giáo viên mầm non mới nhất năm 2023 theo Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) và khoản 4 Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) quy định điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất năm 2023
- Điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2
Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 (mã số V.07.02.25) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3 (mã số V.07.02.26) hoặc tương đương từ đủ 03 (ba) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
- Điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1
Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1 (mã số V.07.02.24) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 (mã số V.07.02.25) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Điều kiện thăng hạng đối với giáo viên mầm non mới nhất năm 2023 theo Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới đối với giáo viên mầm non theo quy định mới nhất như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) quy định điều kiện bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới đối với giáo viên mầm non theo quy định mới nhất như sau:
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT như sau:
- Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) đối với giáo viên mầm non hạng 4 (mã số V.07.02.06) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên mầm non hạng 3 (mã số V.07.02.26);
- Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3 (mã số V.07.02.26) đối với giáo viên mầm non hạng 3 (mã số V.07.02.05);
- Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 (mã số V.07.02.25) đối với giáo viên mầm non hạng 2 (mã số V.07.02.04).
Giáo viên mầm non hạng 2 (mã số V.07.02.25) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1 (mã số V.07.02.24) khi được xác định là người trúng tuyển trong kì thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non từ hạng 2 lên hạng 1.
Hiện nay có bao nhiêu hình thức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thay đổi chức danh nghề nghiệp
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
2. Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
3. Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;
b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.
2. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Theo như quy định trên thì việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp được thực hiện thông qua hình thức thi và xét.
Việc tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp bằng hình thức thi hay xét tại địa phương là theo lựa chọn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lựa chọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?