Điều kiện thành lập Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gì? Xử lý trường hợp Chi cục không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập ra sao?

Cho tôi hỏi: Điều kiện thành lập Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gì? Xử lý trường hợp Chi cục không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập ra sao? - Câu hỏi của cô Ý (Huế)

Điều kiện thành lập Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2022TT-BNNPTNT, việc thành lập chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bao gồm cả tổ chức bên trong) phải phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và đáp ứng đủ tiêu chí thành lập theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP.

Cụ thể như sau:

- Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

- Được phân cấp, ủy quyền để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực;

- Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 12 biên chế công chức.

Trường hợp thành lập chi cục quản lý chuyên ngành thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì thực hiện sắp xếp các tổ chức cấp phòng của chi cục theo đúng tiêu chí quy định tại Nghị định 107/2020/NĐ-CP.

Điều kiện thành lập Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn? Xử lý trường hợp Chi cục không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập ra sao?

Điều kiện thành lập Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn? Xử lý trường hợp Chi cục không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập ra sao? (Hình từ Internet)

Xử lý trường hợp Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập ra sao?

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2022TT-BNNPTNT như sau:

Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
...
1. Việc thành lập chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bao gồm cả tổ chức bên trong) phải phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và đáp ứng đủ tiêu chí thành lập theo quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Nghị định số 107/2020/NĐ-CP).
...
b) Trường hợp không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập chi cục hoặc đủ tiêu chí nhưng không cần thiết thành lập chi cục thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại các chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực đó.

Như vậy, theo quy định thì trong trường hợp chi cục không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo UBND tỉnh xem xét hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại các chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực đó.

Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 30/2022TT-BNNPTNT, Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Chi cục về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật giúp giúp tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về trồng trọt, bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật về trồng trọt, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật theo phân công.

- Chi cục về lĩnh vực chăn nuôi, thú y giúp tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực chăn nuôi, thú y theo phân công.

- Chi cục về lĩnh vực lâm nghiệp, kiểm lâm giúp tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lâm nghiệp, kiểm lâm theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lâm nghiệp theo phân công.

- Chi cục về lĩnh vực thủy sản, kiểm ngư giúp giúp tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy sản, kiểm ngư theo quy định của pháp luật về thủy sản; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực thủy sản theo phân công.

-Chi cục về lĩnh vực thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai giúp tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập và hồ chứa nước, đê điều, phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai theo phân công.

- Chi cục về lĩnh vực kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn giúp tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế trang trại, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cơ điện nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp, phát triển nông thôn, phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn, bố trí dân cư, hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội nông thôn, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực phát triển nông thôn theo phân công.

- Chi cục về lĩnh vực chất lượng, chế biến và phát triển thị trường giúp tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản và muối; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông sản, lâm sản, thủy sản và muối theo phân công.

Thông tư 30/2022TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 31/03/2023.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thuộc đơn vị nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Điều kiện thành lập Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gì? Xử lý trường hợp Chi cục không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập ra sao?
Pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn về trồng trọt, chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gì?
Pháp luật
Trong công tác phòng chống thiên tai thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Pháp luật
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình UBND tỉnh những nội dung gì? Sở NN&PTNT quản lý bao nhiêu lĩnh vực?
Pháp luật
Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải làm gì để xây dựng, phê duyệt Kế hoạch thanh tra?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,910 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào