Điều kiện thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 như thế nào?
Điều kiện thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 như thế nào?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 141/2024/NĐ-CP Tải về quy định về điều kiện thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV như sau:
- Xét nghiệm sàng lọc HIV do cơ sở y tế cung cấp: Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung đối với cơ sở xét nghiệm theo quy định tại khoản 8 Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hoặc đáp ứng các quy định tại Nghị định 103/2016/NĐ-CP, phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
+ Nhân sự: nhân viên xét nghiệm có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành y, hoặc dược, hoặc sinh học, hoặc hóa học và có giấy chứng nhận hoàn hành tập huấn về kỹ thuật xét nghiệm HIV;
+ Có thiết bị xét nghiệm và bảo quản sinh phẩm, mẫu bệnh phẩm phù hợp với kỹ thuật xét nghiệm HIV mà cơ sở đó thực hiện;
+ Cơ sở vật chất: có địa điểm cố định.
- Xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng:
+ Người làm xét nghiệm có giấy chứng nhận hoàn thành tập huấn về tư vấn, xét nghiệm HIV;
+ Có dụng cụ xét nghiệm, bảo quản sinh phẩm phù hợp với loại sinh phẩm xét nghiệm HIV được sử dụng,
+ Địa điểm xét nghiệm phải bằng phẳng, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
Như vậy, điều kiện thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Điều kiện thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 như thế nào? (Hình từ internet)
Quy trình xét nghiệm HIV do nhân viên phòng xét nghiệm HIV thực hiện thế nào?
Căn cứ theo tiết 3.2 tiểu mục I Mục 2 Chương 1 Phần II Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:
Thực hiện xét nghiệm
Việc thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV trong hướng dẫn này không áp dụng trong an toàn truyền máu.
I. Xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng
Bao gồm các hình thức xét nghiệm sau:
- Tự xét nghiệm.
- Xét nghiệm do những nhân viên không làm trong phòng xét nghiệm HIV thực hiện.
- Xét nghiệm do nhân viên cơ sở xét nghiệm thực hiện.
...
3. Xét nghiệm do nhân viên phòng xét nghiệm HIV thực hiện
3.1. Khái niệm: Là hình thức xét nghiệm được thực hiện bởi nhân viên xét nghiệm thuộc các cơ sở xét nghiệm đã được tập huấn về xét nghiệm HIV.
3.2. Quy trình thực hiện:
Việc tư vấn, lấy mẫu xét nghiệm phải thực hiện tại khu vực sạch sẽ, thoải mái, đủ ánh sáng và bảo đảm riêng tư cho khách hàng.
3.2.1. Thu thập mẫu bệnh phẩm
a. Việc lấy mẫu bệnh phẩm dịch miệng hoặc máu đầu ngón tay thực hiện theo quy định tại điểm 1.2.1 Khoản 1.2 Mục 1, Phần I của Chương này.
b. Lấy máu tĩnh mạch, bệnh phẩm cần được thu thập như sau:
- Chuẩn bị dụng cụ: bơm kim tiêm vô trùng hoặc bộ dụng cụ lấy máu bằng ống hút chân không (vacutainer, kim, giá đỡ), pipet nhựa dùng 1 lần (ống bóp), ống nghiệm nhựa có nắp đậy, ống nghiệm có chất chống đông (khi cần thu thập mẫu huyết tương), găng tay, khẩu trang, dây ga rô, bông thấm nước vô trùng, cồn 70 độ, bút dạ (loại mực chịu nước), giá để ống nghiệm, thùng đựng các vật sắc nhọn và rác thải y tế.
- Chuẩn bị lấy máu
+ Điền đầy đủ các thông tin về người được làm xét nghiệm (họ tên/mã số và năm sinh/tuổi) và ngày lấy mẫu trên phiếu xét nghiệm và ống đựng mẫu.
+ Rửa tay và đeo găng tay.
- Tiến hành lấy máu
+ Xác định vị trí lấy máu (tĩnh mạch) và sát khuẩn bằng cồn 70 độ và để khô trong vòng 30 giây.
+ Đưa kim vào tĩnh mạch lấy 3- 4 ml máu cho vào ống đựng máu. Có thể dùng bơm kim tiêm loại 5ml (đầu kim cỡ 21G - 23G) để lấy máu hoặc dùng bộ dụng cụ lấy máu với ống hút chân không (vacutainer). Nếu dùng bơm kim tiêm để lấy máu thì tháo đầu kim ra, để bơm tiêm chếch với thành ống nghiệm và bơm từ từ cho máu chảy theo thành ống nghiệm tránh làm vỡ hồng cầu.
+ Tháo bỏ đầu kim vào hộp đựng các vật sắc nhọn và bơm tiêm hoặc giá đỡ ống lấy máu bẩn vào hộp đựng rác thải y tế;
+ Sát trùng lại vị trí lấy máu bằng cồn 70 độ và băng lại.
- Tách huyết thanh/huyết tương:
+ Sau khi lấy máu phải để ổn định 30 phút và không quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng, tiến hành tách huyết thanh/huyết tương. Trường hợp không tách được huyết thanh/huyết tương trong vòng 2 giờ, để mẫu ổn định ở nhiệt độ phòng 30 phút sau đó bảo quản ở nhiệt độ 4oC - 8oC và cần phải tách huyết thanh/huyết tương trong vòng 24 giờ.
+ Sử dụng máy ly tâm phải thăng bằng các ống nghiệm trước khi ly tâm. Tiến hành ly tâm tốc độ 2000 - 2500 vòng/phút trong vòng 10 phút. Sử dụng pi pét nhựa để tách phần huyết thanh/huyết tương vào một ống nghiệm nhựa rồi đóng chặt nắp.
+ Không có máy ly tâm: Để ống nghiệm trên giá trong vòng 30 phút sau đó để vào tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC -8oC, tối thiểu 2 giờ nhưng không quá 24 giờ phải tách huyết thanh/huyết tương cho vào một ống nghiệm nhựa rồi đóng chặt nắp.
+ Thể tích huyết thanh/huyết tương tối thiểu thu thập được là 1,5ml
3.2.2. Thực hiện xét nghiệm, biện luận kết quả theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.2.3. Trả kết quả
- Nếu kết quả xét nghiệm âm tính: tư vấn và thông báo kết quả âm tính cho khách hàng.
- Nếu kết quả xét nghiệm có phản ứng: lấy máu hoặc giới thiệu khách hàng chuyển đến cơ sở y tế để xét nghiệm khẳng định theo quy định, tư vấn hẹn trả kết quả.
Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay việc xét nghiệm HIV do nhân viên phòng xét nghiệm HIV thực hiện là hình thức xét nghiệm được thực hiện bởi nhân viên xét nghiệm thuộc các cơ sở xét nghiệm đã được tập huấn về xét nghiệm HIV. Việc tư vấn, lấy mẫu xét nghiệm phải thực hiện tại khu vực sạch sẽ, thoải mái, đủ ánh sáng và bảo đảm riêng tư cho khách hàng.
Việc kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 52 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có quy định về việc kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV như sau:
- Chỉ các bác sĩ có chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ hoặc chứng nhận hoàn thành tập huấn, đào tạo về điều trị HIV/AIDS do cơ sở có chức năng đảo tạo, tập huấn cấp mới được kê đơn thuốc kháng HIV điều trị cho người nhiễm HIV, điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV.
- Bác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều trị thuốc kháng HIV do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc kháng HIV.
*Nghị định 141/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?