Điều kiện tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý theo Quyết định 785 ra sao?
- Điều kiện tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý theo Quyết định 785 ra sao?
- Thủ tục tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý theo Quyết định 785 áp dụng từ 06 11 như thế nào?
- Hồ sơ tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý theo Quyết định 785 áp dụng từ 06 11 gồm những gì?
Điều kiện tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý theo Quyết định 785 ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 10 Mục III Phần II Quyết định 785/QĐ-BNV năm 2024 có quy định về điều kiện tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý như sau:
Đối tượng tiếp nhận:
- Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
- Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận:
- Căn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét, tiếp nhận các đối tượng tiếp nhận vào công chức nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm và điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008, không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không đang trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng, của pháp luật.
- Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký tiếp nhận vào công chức:
+ Thuộc đối tượng tiếp nhận;
+ Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
+ Từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
+ Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
+ Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
+ Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Lưu ý: Những người sau đây không được tiếp nhận vào công chức:
- Không thuộc đối tượng tiếp nhận;
- Không cư trú tại Việt Nam;
- Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Bên cạnh các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, đối tượng tiếp nhận vào công chức nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 10.1 Mục III Phần II Quyết định 785/QĐ-BNV năm 2024 phải có đủ 05 năm công tác trở lên theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không tính thời gian tập sự, thử việc, nếu không liên tục và chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội 01 lần thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 10.1 Mục III Phần II Quyết định 785/QĐ-BNV năm 2024), làm công việc có yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận;
- Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 10.1 Mục III Phần II Quyết định 785/QĐ-BNV năm 2024 phải được cấp có thẩm quyền quyết định điều động, luân chuyển bằng văn bản đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ; không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được điều động, luân chuyển đến.
Điều kiện tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý theo Quyết định 785 ra sao? (Hình từ internet)
Thủ tục tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý theo Quyết định 785 áp dụng từ 06 11 như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục III Phần II Quyết định 785/QĐ-BNV năm 2024 có quy định về thủ tục tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý như sau:
Bước 01: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch
- Không thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi tiếp nhận vào làm công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức cấp xã, người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
- Khi tiếp nhận vào công chức để bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý thì thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác.
- Trường hợp cán bộ, công chức cấp huyện trở lên được điều động, luân chuyển về làm cán bộ, công chức cấp xã thì căn cứ vào yêu cầu công tác, cấp có thẩm quyền quyết định điều động về làm cán bộ, công chức cấp huyện trở lên mà không thực hiện theo thủ tục tiếp nhận này.
Bước 02: Hội đồng kiểm tra, sát hạch kiểm tra về tiêu chuẩn, điều kiện, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Bước 03: Hội đồng kiểm tra, sát hạch tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận; nội dung sát hạch phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; hình thức sát hạch là vấn đáp. Hội đồng báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức về kết quả kiểm tra, sát hạch.
Bước 04: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định tiếp nhận theo thẩm quyền.
Hồ sơ tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý theo Quyết định 785 áp dụng từ 06 11 gồm những gì?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục III Phần II Quyết định 785/QĐ-BNV năm 2024 có quy định về thành phần hồ sơ tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý như sau:
- Sơ yếu lý lịch cá nhân theo quy định hiện hành được lập trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
- Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?