Điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp viên chức là thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải năm 2023 là gì?

Tôi muốn được cung cấp thông tin về tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp viên chức là thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải theo quy định mới. - Câu hỏi của Thanh Hoa (Cần Thơ).

Mã số các chức danh nghề nghiệp viên chức thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải gồm gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư 38/2022/TT-BGTVT quy định về mã số các chức danh nghề nghiệp viên chức thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải gồm:

Mã số các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải, thông tin an ninh hàng hải
...
3. Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải
a) Thuyền trưởng Mã số: V.12.46.01
b) Máy trưởng Mã số: V.12.46.02
c) Đại phó Mã số: V.12.46.03
d) Máy hai Mã số: V.12.46.04
đ) Thuyền phó hai Mã số: V.12.46.05
e) Máy ba Mã số: V.12.46.06
g) Thuyền phó ba Mã số: V.12.46.07
h) Máy tư Mã số: V.12.46.08
i) Sỹ quan Kỹ thuật điện Mã số: V.12.46.09
k) Thủy thủ trưởng Mã số: V.12.46.10
l) Thợ máy Mã số: V.12.46.11
m) Thợ kỹ thuật điện Mã số: V.12.46.12
n) Thủy thủ Mã số: V.12.46.13
o) Bác sĩ tàu Mã số: V.12.46.14
p) Y tá tàu Mã số: V.12.46.15
q) Nhân viên cứu nạn Mã số: V.12.46.16
r) Phục vụ viên Mã số: V.12.46.17
s) Cấp dưỡng Mã số: V.12.46.18

Như vậy, mã số các chức danh nghề nghiệp viên chức thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải gồm:

V.12.46.01, V.12.46.02, V.12.46.03, V.12.46.04, V.12.46.05, V.12.46.06, V.12.46.07, V.12.46.08, V.12.46.09, V.12.46.10, V.12.46.11, V.12.46.12, V.12.46.13, V.12.46.14, V.12.46.15, V.12.46.16, V.12.46.17, V.12.46.18.

thuyền viên tìm kiếm cứu nạn

Điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp viên chức là thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải năm 2023 là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp viên chức là thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải là gì?

Tại khoản 3, khoản 4 Điều 10 Thông tư 38/2022/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp viên chức là thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải như sau:

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

+ Có trình độ đào tạo và giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với chức danh, phương tiện theo quy định của pháp luật;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải;

+ Đáp ứng tiêu chuẩn về sức khỏe đối với thuyền viên theo quy định của pháp luật;

+ Có chứng chỉ bơi, lặn biển; chứng chỉ lái xuồng cứu sinh, cứu nạn (áp dụng đối với chức danh nghề nghiệp Nhân viên cứu nạn);

+ Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với Bác sĩ theo quy định của Bộ Y tế; có chứng chỉ Huấn luyện nghiệp vụ an toàn cơ bản (áp dụng đối với chức danh nghề nghiệp Bác sĩ);

+ Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với Y tá theo quy định của Bộ Y tế; có chứng chỉ Huấn luyện nghiệp vụ an toàn cơ bản (áp dụng đối với chức danh nghề nghiệp Y tá);

+ Có chứng chỉ sơ cấp nghề cấp dưỡng trở lên; có chứng chỉ Huấn luyện nghiệp vụ an toàn cơ bản (áp dụng đối với chức danh nghề nghiệp Cấp dưỡng);

+ Tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên; có chứng chỉ Huấn luyện nghiệp vụ an toàn cơ bản (áp dụng đối với chức danh nghề nghiệp Phục vụ viên).

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của quốc tế, pháp luật Việt Nam liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao; quy định đối với viên chức; kiến thức cơ bản về lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn hàng hải;

+ Hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng hoạt động trong lĩnh vực giao thông hàng hải, các nguyên tắc, quy trình, quy định liên quan chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải;

+ Có kiến thức, hiểu biết về ngành, lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

+ Am hiểu, biết rõ đặc điểm phương tiện tìm kiếm cứu nạn, kỹ thuật điều động, vận hành phương tiện tìm kiếm cứu nạn;

+ Nắm vững nghiệp vụ tìm kiếm phương tiện, người bị nạn, phương pháp cấp cứu người bị nạn;

+ Đối với chức danh nghề nghiệp Nhân viên cứu nạn:

Có kỹ năng điều khiển xuồng cứu sinh, cứu nạn, kỹ năng bơi, lặn tốt trên biển;

+ Đối với chức danh nghề nghiệp Bác sĩ tàu, Y tá tàu:

Theo vị trí yêu cầu có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở; kiến thức về phỏng đoán, phòng và điều trị bệnh; nắm vững pháp luật và chính sách về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu thông thường; có khả năng làm việc trong điều kiện sóng, gió;

+ Đối với chức danh nghề nghiệp Cấp dưỡng:

Nắm vững quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo đảm chế độ ăn uống cho thuyền viên và người bị nạn trên tàu; có khả năng làm việc trong điều kiện sóng, gió;

+ Đối với chức danh nghề nghiệp Phục vụ viên:

Nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động; có khả năng làm việc trong điều kiện sóng, gió.

Nhiệm vụ của thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải gồm những nội dung gì?

Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 38/2022/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải như sau:

- Nhiệm vụ chung: thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải thực hiện nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các nhiệm vụ sau:

+ Quản lý, khai thác phương tiện tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật;

+ Đảm bảo phương tiện tìm kiếm cứu nạn có đủ các điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cần thiết, phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, các quy định về trang thiết bị, vỏ tàu, dự trữ, thuyền viên và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho phương tiện và người ở trên tàu trước và trong khi tàu đang hành trình;

+ Thường trực, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển theo chỉ đạo, chỉ huy, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền;

+ Tham gia với các lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam khi được yêu cầu;

Tham gia phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa ô nhiễm môi trường trên biển khi có yêu cầu; thực hiện mẫn cán các nhiệm vụ, chức trách được giao theo đúng lương tâm nghề nghiệp;

+ Phối hợp, hỗ trợ các chức danh nghề nghiệp khác của cảng vụ hàng hải trong việc triển khai thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo quy định tại cảng biển và khu vực quản lý được giao.

- Một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

+ Nhân viên cứu nạn:

Sẵn sàng và tham gia việc điều khiển xuồng cứu sinh, cứu nạn; giữ vai trò chủ yếu trong việc bơi, lặn trên biển để tìm kiếm cứu người bị nạn;

+ Y tá tàu:

Trợ giúp chức danh nghề nghiệp Bác sĩ tàu trong công tác tiếp nhận, cấp cứu, điều trị người bị nạn; theo dõi kiểm tra sức khỏe bệnh nhân, bảo quản thi hài người chết trên tàu; quản lý trang thiết bị, thuốc men phục vụ chuyến đi theo quy định;

+ Phục vụ viên:

Dọn dẹp vệ sinh trên tàu đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

Thông tư 38/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.

Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải
Tìm kiếm cứu nạn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người khi tham gia tìm kiếm cứu nạn bão số 3 bị ốm đau, tai nạn và chết được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động cứu nạn cứu hộ theo các nguyên tắc nào? Tổ chức và thực hiện đào tạo huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ thuộc về trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Điều kiện để lực lượng tìm kiếm cứu nạn nước ngoài được cấp phép tham gia tìm kiếm cứu nạn trong vùng lãnh thổ Việt Nam là gì?
Pháp luật
Có bắt buộc người chỉ huy cứu nạn cứu hộ phải là người có chức vụ cao nhất có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn hay không?
Pháp luật
Lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng của Việt Nam phải tuân thủ những quy định gì?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp phép cho tàu bay không người lái nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép cho phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam?
Pháp luật
Giấy phép cho phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khi thấy người đang gặp nguy hiểm trên biển thì cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Lực lượng công an nhân dân ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn dựa theo nguyên tắc nào? Bộ Công an ứng phó này theo sự phân công của ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải
779 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải Tìm kiếm cứu nạn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải Xem toàn bộ văn bản về Tìm kiếm cứu nạn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào