Điều kiện và mức hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo từ 2023 được quy định như thế nào?
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo được áp dụng đối với những đối tượng nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Cụ thể về đối tượng hưởng chế độ phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo được quy định tại Mục I Thông tư 78/2005/TT-BNV như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng hưởng lương theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 và Nghị định 204/2004/NĐ-CP đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;
- Đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị khác này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
- Trong đó, cơ quan, đơn vị khác là cơ quan, đơn vị được thành lập đúng thẩm quyền, đúng trình tự pháp luật, có biên chế trả lương và kinh phí hoạt động riêng, có con dấu và có tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Điều kiện và mức hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo từ 2023 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo là gì?
Căn cứ Mục II Thông tư 78/2005/TT-BNV có quy định như sau về điều kiện và nguyên tắc để được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:
- Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:
+ Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
+ Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
- Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.
Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo năm 2023 có tăng không?
Căn cứ Mục III Thông tư 78/2005/TT-BNV có quy định về mức phụ cấp và cách tính trả chế độ phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo với cán bộ, công chức, viên chức.
- Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.
- Cách tính trả phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:
+ Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được xác định bằng công thức sau:
Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác = Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm (x) Mức lương tối thiểu chung (x) (10%)
+ Người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó chi trả tiền phụ cấp kiêm nhiệm cho người đó kể từ tháng được giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác từ nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị theo chế độ tài chính hiện hành.
+ Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Về vấn đề tăng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo năm 2023, thì ngày 11/11/2022 Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 Quốc hội đã quy định về việc sẽ tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023.
Căn cứ công thức nêu trên thì mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo có dựa trên mức lương cơ sở. Như vậy, khi lương cơ sở tăng thì khoản phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo này cũng sẽ tăng.
Tóm lại, mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác sẽ tăng tăng 20,8%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?