Điều kiện xếp loại Học sinh xuất sắc đối với Học sinh tiểu học năm học 2023 - 2024 như thế nào?
Điều kiện xếp loại Học sinh xuất sắc đối với Học sinh tiểu học năm học 2023 - 2024 như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Đánh giá ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có định nghĩa về đánh giá học sinh tiểu học như sau:
Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.
Theo đó, điều kiện xếp loại Học sinh xuất sắc đối với Học sinh tiểu học năm học 2023 - 2024 được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT như sau:
Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục
...
2. Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện:
a) Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:
- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;
- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;
- Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;
- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.
Từ quy định trên, điều kiện xếp loại Học sinh xuất sắc đối với Học sinh tiểu học năm học 2023 - 2024 như sau:
- Kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục: Hoàn thành tốt.
- Phẩm chất, năng lực: Tốt.
- Điểm bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn: 9 điểm trở lên.
Điều kiện xếp loại Học sinh xuất sắc đối với Học sinh tiểu học năm học 2023 - 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá thường xuyên đối với học sinh tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Đánh giá ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT như sau:
Đánh giá thường xuyên
1. Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
a) Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.
b) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
c) Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
2. Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
a) Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
b) Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân.
c) Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.
Như vậy, việc đánh giá thường xuyên đối với học sinh tiểu học được thực hiện theo quy định nêu trên với 02 nội dung:
- Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục.
- Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực.
Độ tuổi tuyển sinh của học sinh tiểu học thế nào?
Căn cứ Điều 33 Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, đối với giáo dục tiểu học, tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm.
Trong một số trường hợp trẻ em có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi cao hơn so với quy định (nhưng không quá 03 tuổi):
- Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ;
- Trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Trẻ em người dân tộc thiểu số;
- Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa;
- Trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam.
Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?