Đình chỉ hoạt động trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo Nghị định 125 như thế nào?
Đình chỉ hoạt động trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo Nghị định 125 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 45 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về đình chỉ hoạt động trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên như sau:
(1) Trung tâm bị đình chỉ hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;
- Trong quá trình hoạt động, không duy trì được một trong các điều kiện quy định tại Điều 43 Nghị định 125/2024/NĐ-CP;
- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;
- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
(2) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động các trung tâm thuộc thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 Nghị định 125/2024/NĐ-CP.
(3) Trình tự thực hiện:
- Khi phát hiện trung tâm vi phạm quy định tại (1), Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm.
Quyết định đình chỉ hoạt động trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trung tâm thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của trung tâm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trung tâm hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đình chỉ hoạt động trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo Nghị định 125 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên như thế nào?
Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên như sau:
(1) Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Điều 42 Luật Giáo dục 2019.
Cụ thể, nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên gồm:
- Thực hiện xóa mù chữ cho người trong độ tuổi theo quy định của pháp luật.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc; cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống cho mọi người; tạo cơ hội cho người có nhu cầu học tập nâng cao trình độ học vấn.
(2) Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên gồm: Trung tâm ngoại ngữ, tin học; trung tâm ngôn ngữ và văn hóa; trung tâm giáo dục kỹ năng sống; trung tâm bồi dưỡng kiến thức, văn hóa, nghệ thuật và các trung tâm khác thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống đáp ứng nhu cầu người học.
Chương trình, hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên như thế nào?
Căn cứ Điều 43 Luật Giáo dục 2019 quy định về chương trình, hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên như sau:
- Chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
+ Chương trình xóa mù chữ;
+ Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
+ Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp;
+ Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
+ Vừa làm vừa học;
+ Học từ xa;
+ Tự học, tự học có hướng dẫn;
+ Hình thức học khác theo nhu cầu của người học.
- Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 43 Luật Giáo dục 2019 phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.
Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này nhằm đạt một trình độ trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phải bảo đảm yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cùng cấp học, trình độ đào tạo quy định tại Điều 31 Luật Giáo dục 2019, quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và Luật Giáo dục đại học 2012.
- Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy tính chủ động của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học; sử dụng phương tiện và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết về chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giáo dục thường xuyên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị bố trí tái định cư mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về Mẫu đơn đề nghị bố trí tái định cư ở đâu?
- Tải về Danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế đối với kế toán nghiệp vụ thuế nội địa theo Thông tư 111?
- Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới từ 2025? Tra cứu nghành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện mới nhất?
- Trình tự giải thể trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo Nghị định 125 thực hiện như thế nào?
- Mẫu biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên? Tải mẫu tại đâu?