Định hướng chương trình thanh tra do ai phê duyệt? Việc xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra được quy định thế nào?
Định hướng chương trình thanh tra là gì? Định hướng chương trình thanh tra do ai phê duyệt?
Căn cứ nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Thanh tra 2022, định hướng chương trình thanh tra được định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Định hướng chương trình thanh tra là văn bản xác định phương hướng và trọng tâm hoạt động thanh tra trong 01 năm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Theo đó, định hướng chương trình thanh tra nhằm xác định định hướng, trọng tâm của hoạt động thanh tra trong vòng 01 năm. Định hướng chương trình thanh tra được thể hiện dưới dạng văn bản.
Về thẩm quyền phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, Điều 44 Luật Thanh tra 2022 có quy định:
Xây dựng, ban hành Định hướng chương trình thanh tra
1. Chậm nhất vào ngày 30 tháng 9 hàng năm, Tổng Thanh tra Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra của năm sau.
2. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 10 hàng năm, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra của năm sau.
Kết hợp quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 và Điều 44 Luật Thanh tra 2022, người có thẩm quyền phê duyệt định hướng chương trình thanh tra là Thủ tướng Chính phủ.
Định hướng chương trình thanh tra do ai phê duyệt? Việc xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Thế nào là kế hoạch thanh tra? Kế hoạch thanh tra bao gồm những gì?
Khái niệm kế hoạch thanh tra được định nghĩa tại khoản 5 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
5. Kế hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra trong 01 năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện Định hướng chương trình thanh tra và phục vụ yêu cầu quản lý.
Căn cứ theo nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Thanh tra 2022 về xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra như sau:
Xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra
...
2. Kế hoạch thanh tra bao gồm kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ, kế hoạch thanh tra của Bộ và kế hoạch thanh tra của tỉnh.
Kế hoạch thanh tra của Bộ bao gồm các kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục; bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra giữa Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục.
Kế hoạch thanh tra của tỉnh bao gồm các kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở và Thanh tra huyện; bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra giữa Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở và Thanh tra huyện.
Như vậy, kế hoạch thanh tra bao gồm:
- Kế hoạch của Thanh tra Chính phủ;
- Kế hoạch thanh tra của Bộ:
+ Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ;
+ Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục;
- Kế hoạch thanh tra của tỉnh:
+ Kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh;
+ Kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở;
+ Kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện.
Kế hoạch thanh tra được ban hành khi nào?
Căn cứ theo nội dung khoản 4 Điều 45 Luật Thanh tra 2022, khoản 5 Điều 45 Luật Thanh tra 2022, khoản 6 Điều 45 Luật Thanh tra 2022, khoản 7 Điều 45 Luật Thanh tra 2022 có quy định như sau:
Xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra
...
4. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm ban hành kế hoạch thanh tra của cơ quan mình.
5. Chậm nhất vào ngày 10 tháng 11 hằng năm, Thanh tra Tổng cục, Cục gửi dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan mình đến Thanh tra Bộ để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ; Thanh tra sở, Thanh tra huyện gửi dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan mình đến Thanh tra tỉnh để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh.
6. Chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hằng năm, Chánh Thanh tra Bộ trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch thanh tra của Bộ; Chánh Thanh tra tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh.
Chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 hằng năm, Bộ trưởng có trách nhiệm ban hành kế hoạch thanh tra của Bộ.
Chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh.
7. Kế hoạch thanh tra quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều này được gửi ngay đến đối tượng thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Như vậy, thời gian ban hành kế hoạch thanh tra như sau:
- Đối với kết hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ: Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm;
- Đối với kết hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ; Chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 hằng năm;
- Đối với kết hoạch thanh tra của Thanh tra huyện; Chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm.
Trong đó, kế hoạch thanh tra sau khi được ban hành cần được gửi ngay đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau:
- Đối tượng thanh tra;
- Cơ quan kiểm toán nhà nước;
- Cơ quan, tổ chức có liên quan.
Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng đất theo thời hạn đã được giao, cho thuê khi nào?
- Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam? Cựu chiến binh là gì?
- Mẫu 2-213 giấy giới thiệu đảng viên nhưng được miễn sinh hoạt nơi cư trú mới nhất? Tải về mẫu?
- Quy hoạch ngành quốc gia là quy hoạch cấp nào? Quy hoạch ngành quốc gia phải phù hợp với quy hoạch nào?
- Quân nhân chuyên nghiệp cho vay nặng lãi dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ bị xử lý kỷ luật khiển trách đúng không?