Định hướng phát triển thị trường cụ thể xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2023 được quyết định như thế nào?

Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2023 được quy định như thế nào? Câu hỏi của bạn Quỳnh ở Quảng Nam?

Định hướng phát triển thị trường châu Á xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2023 như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục a Mục 2 Chương III Điều 1 Quyết định 583/QĐ-TTG năm 2023, quy định về định hướng phát triển tại thị trường châu Á như sau:

- Đối với thị trường Đông Bắc Á: Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Hàn Quốc từ 8,7% năm 2021 lên khoảng 20% năm 2025 và khoảng 23% năm 2030; thị phần vào thị trường Nhật Bản từ 0,1% năm 2021 lên khoảng 0,5% vào năm 2025 và khoảng 1% vào năm 2030.

- Đối với thị trường Đông Nam Á: Giữ vững thị phần xuất khẩu gạo sang các nước trong khu vực, nhất là các thị trường chủ chốt như Philippines, Indonesia, Malaysia,...

- Tiếp tục củng cố, duy trì và phát triển thị phần tại các thị trường lớn, truyền thống nhất là thị trường Trung Quốc và các khu vực còn lại.

Định hướng phát triển thị trường châu Phi, Trung Đông xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2023 như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục b Mục 2 Chương III Điều 1 Quyết định 583/QĐ-TTG năm 2023, quy định về định hướng phát triển tại thị trường châu Phi, Trung Đông như sau:

- Tăng cường quan hệ hợp tác về phát triển thị trường gạo với các nước, chú trọng việc đàm phán, ký kết các Bản ghi nhớ, thỏa thuận về thương mại gạo với các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo. Đẩy mạnh thâm nhập các thị trường châu Phi, đặc biệt ở các nước có nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu gạo lớn.

- Tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị chia sẻ thông tin, tư vấn cho các doanh nghiệp tăng cường trao đổi, kết nối, hiểu rõ hơn về tiềm năng, cơ hội, thách thức và những điều cần lưu ý khi hợp tác thương mại với khu vực thị trường châu Phi.

- Tổ chức các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp bền vững nhằm thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực châu Phi.

- Khai thác các kênh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao vào thị trường Ả rập Xê-út, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất.

- Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Ả rập Xê-út từ 1,7% năm 2021 lên khoảng 8% vào năm 2025 và lên khoảng 10% vào năm 2030;

- Thị phần vào thị trường Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất từ 7,1% năm 2021 lên khoảng 9% vào năm 2025 và khoảng 10% vào năm 2030.

- Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của thị trường Nam Phi từ 0,7% năm 2021 lên khoảng 1,5% vào năm 2025, khoảng 2% vào năm 2030; duy trì ổn định thị phần tại thị trường Ghana và Bờ Biển Ngà.

Định hướng phát triển thị trường cụ thể xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2023 được quyết định như thế nào? (Hình từ internet)

Định hướng phát triển thị trường châu Âu xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2023 như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục c Mục 2 Chương III Điều 1 Quyết định 583/QĐ-TTG năm 2023, quy định về định hướng phát triển tại thị trường châu Âu như sau:

- Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do với khu vực như EVFTA, UKVFTA, EAEU để tăng khối lượng gạo xuất khẩu vào khu vực, tương xứng với tiềm năng của thị trường.

- Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Liên minh kinh tế Á - Âu:

+ Thị phần tại thị trường Liên bang Nga tăng từ 1,6% năm 2021 lên khoảng 7% vào năm 2025, khoảng 10% năm 2030.

+ Thị phần tại thị trường Bê-la-rút ổn định ở mức khoảng 25%.

- Phấn đấu tăng thị phần tại một số nước châu Âu như:

+ Pháp là từ 2,3% năm 2021 lên khoảng 2% vào năm 2025 và khoảng 3,5%;

+ Đức từ 1,8% vào năm 2021 lên khoảng 2% năm 2025 và khoảng 2,5% vào năm 2030;

+ Cộng hòa Séc từ 7,7% năm 2021 lên khoảng 8,5% năm 2025 và khoảng 10% vào năm 2030.

Định hướng phát triển thị trường châu Mỹ, châu Đại Dương xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2023 như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục d Mục 2 Chương III Điều 1 Quyết định 583/QĐ-TTG năm 2023, quy định về định hướng phát triển tại thị trường châu Mỹ, châu Đại Dương như sau:

- Tập trung phát triển thị trường gạo Việt Nam tại các nước thành viên CPTPP (Canada, Chile, Mexico và Peru).

- Tiếp tục hỗ trợ Cuba ổn định thị trường gạo và phát triển sản xuất gạo tại chỗ trên cơ sở quan hệ truyền thống đặc biệt, thúc đẩy các hình thức đầu tư liên doanh phát triển sản xuất lúa gạo trên cơ sở khả thi, cùng có lợi.

- Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ từ 1,5% năm 2021 lên khoảng 3% vào năm 2025, khoảng 5% vào năm 2030.

- Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Mexico lên 0,2% vào năm 2025, khoảng 0,5% vào năm 2030; t

- Thị trường Haiti từ 6,5% năm 2021 lên khoảng 8% vào năm 2025, khoảng 10% vào năm 2030.

- Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Úc từ 14% năm 2021 lên khoảng 16% vào năm 2025 và khoảng 19% vào năm 2030.

Xuất khẩu gạo Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Xuất khẩu gạo:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kinh doanh xuất khẩu gạo phải có bao nhiêu cơ sở chế biến gạo? Chuẩn bị mấy bộ hồ sơ khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?
Pháp luật
Gạo hữu cơ được hiểu như thế nào? Thương nhân muốn kinh doanh xuất khẩu gạo hữu cơ có cần xin Giấy chứng nhận hay không?
Pháp luật
Muốn kinh doanh xuất khẩu gạo có cần phải có kho hay không? Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có phải thực hiện dự trữ lưu thông hay không?
Pháp luật
Mục tiêu cụ thể về tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường đến năm 2030 là bao nhiêu %?
Pháp luật
Để đủ điều kiện xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân có thể thuê kho chứa thóc gạo hay không?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần sở hữu tối thiểu bao nhiêu kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo?
Pháp luật
Trách nhiệm tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Thương nhân có thể kinh doanh xuất khẩu gạo không cần phải có Giấy chứng nhận trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ai có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo? Trách nhiệm của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo định kỳ hàng tháng tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất khẩu gạo
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,298 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất khẩu gạo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất khẩu gạo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào