Định mức vị trí việc làm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong trường mầm non công lập là bao nhiêu?
Định mức vị trí việc làm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong trường mầm non công lập là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT quy định về định mức số lượng người làm việc theo vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành như sau:
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành
...
2. Vị trí việc làm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật:
a) Đối với cơ sở giáo dục mầm non có trẻ khuyết tật học hòa nhập: Cơ sở giáo dục có dưới 20 trẻ khuyết tật học hòa nhập thì được bố trí 01 người; cơ sở giáo dục có từ 20 trẻ khuyết tật học hòa nhập trở lên thì được bố trí tối đa 02 người. Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có 01 trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tính giảm 05 trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không có quá 02 trẻ khuyết tật học hòa nhập;
b) Trường hợp không bố trí được biên chế để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thì bố trí hợp đồng lao động hoặc giáo viên kiêm nhiệm.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì định mức vị trí việc làm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong trường mầm non công lập gồm có như sau:
- Đối với cơ sở giáo dục mầm non có dưới 20 trẻ khuyết tật học hòa nhập thì được bố trí 01 người;
- Đối với cơ sở giáo dục có từ 20 trẻ khuyết tật học hòa nhập trở lên thì được bố trí tối đa 02 người.
*Lưu ý: Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có 01 trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tính giảm 05 trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không có quá 02 trẻ khuyết tật học hòa nhập.
Định mức vị trí việc làm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong trường mầm non công lập là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Định mức giáo viên của trường mầm non công lập là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT, quy định về định mức giáo viên của trường mầm non công lập gồm có như sau:
- Đối với nhóm trẻ: Cứ 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 03 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi; 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi; 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;
- Đối với lớp mẫu giáo: Cứ 25 trẻ em/lớp từ 3 tuổi đến 4 tuổi; 30 trẻ em/lớp từ 4 tuổi đến 5 tuổi; 35 trẻ em/lớp từ 5 tuổi đến 6 tuổi được bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;
- Những cơ sở giáo dục mầm non không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này hoặc sau khi bố trí nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT còn dư số trẻ thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo như sau: Cứ 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi, 11 trẻ từ 3 đến 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 đến 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 đến 6 tuổi thì được bố trí thêm 1,0 giáo viên;
- Đối với nhóm trẻ ghép, lớp mẫu giáo ghép theo Điều lệ trường mầm non thì được bố trí định mức giáo viên theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;
- Đối với điểm trường chỉ có 01 nhóm trẻ hoặc 01 lớp mẫu giáo không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT thì được bố trí 2,0 giáo viên/nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
Vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập phải bảo đảm nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT quy định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập phải bảo đảm nguyên tắc sau:
- Đủ số lượng người làm việc theo định mức quy định tại Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và để thực hiện các công việc chuyên môn dùng chung, công việc hỗ trợ, phục vụ của cơ sở giáo dục mầm non công lập;
- Những vị trí việc làm không đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì bố trí thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm. Những vị trí việc làm chưa bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc kiêm nhiệm. Người được bố trí kiêm nhiệm phải được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm kiêm nhiệm.
Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 16/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?